DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - BÌNH HÚT ẨM- TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10506:2015 (ISO 13130:2011)

05/04/2021 | 1018 |
0 Đánh giá

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10506:2015

ISO 13130:2011

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - BÌNH HÚT ẨM

Laboratory glassware - Desiccators

Lời nói đầu

TCVN 10506:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 13130:2011;

TCVN 10506:2015 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - BÌNH HÚT ẨM

Laboratory glassware - Desiccators

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và các phép thử cho bình hút ẩm chân không và bình hút ẩm không có chân không sử dụng chung trong phòng thí nghiệm dùng để làm khô các chất hoặc vật liệu.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8829 (ISO 383), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Khớp nối nhám hình côn có thể lắp lẫn

TCVN 7155 (ISO 718), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Sốc nhiệt và độ bền sốc nhiệt - Phương pháp thử

ISO 3585, Borosilicate glass 3.3 - Properties (Thủy tinh borosilicat 3.3 - Các tính chất).

3. Loại

Hai loại bình hút ẩm được quy định trong tiêu chuẩn này

Loại 1 - Bình hút ẩm chân không

Loại 2 - Bình hút ẩm không có chân không

4. Cỡ danh định và các dãy

Bình hút ẩm phải có các cỡ và kích thước danh định sau.

Dãy A - Các cỡ danh định 100 mm, 150 mm, 200 mm, 250 mm và 300 mm - Các kích thước theo Bảng 1.

Dãy B - Các cỡ danh định 100 mm, 110 mm, 150 mm, 160 mm, 200 mm, 250 mm và 300mm - Các kích thước theo Bảng 2.

5. Ký hiệu

Bình hút ẩm phù hợp với quy định của tiêu chuẩn này phải được ký hiệu theo kích cỡ danh định, loại và dãy.

Ký hiệu của các bình hút ẩm chân không có kích cỡ danh định 200 mm, Loại 1, Dãy B:

Bình hút ẩm TCVN 10506 (ISO 13130) - 200 - 1B.

Nếu thân (chi tiết số 1) và nắp (chi tiết số 2) được yêu cầu riêng biệt, thì sử dụng ký hiệu sau đây.

Ký hiệu của thân (chi tiết số 1) của đường kính danh định 200 mm, Loại 1, Dãy B:

Thân bình hút ẩm TCVN 10506 (ISO 13130) - 200 - 1B - 1.

Ký hiệu của nắp (chi tiết số 2) của đường kính danh định 200 mm, Loại 1, Dãy B:

Nắp bình hút ẩm TCVN 10506 (ISO 13130) - 200 - 1B - 2.

6. Vật liệu

Bình hút ẩm phải được làm từ thủy tinh borosilicat 3.3 theo ISO 3585. Thủy tinh không được có ứng suất có thể làm giảm độ an toàn, độ bền hoặc ngoại quan của bình.

Thủy tinh không được có sự chênh lệch rõ ràng về màu sắc. Để bảo vệ các chất nhạy sáng, bề mặt của thủy tinh có thể có màu nâu.

7. Kích thước

Bình hút ẩm phải phù hợp với các kích thước được quy định trong Bảng 1 đối với Dãy A và Bảng 2 đối với Dãy B.

CHÚ DẪN

1 lỗ để hút chân không

2 nắp (chi tiết số 2)

3 thân (chi tiết số 1)

4 khay bình hút ẩm

5 đế (được khía rãnh)

Hình 1 - Bình hút ẩm chân không (ví dụ)

Hình 2 - Bình hút ẩm không có chân không (ví dụ)

CHÚ THÍCH Ký hiệu các kích thước trong Hình 2 tương tự Hình 1.

Bảng 1 - Các kích thước đối với bình hút ẩm Dãy A

Kích thước tính bằng milimét

Kích cỡ danh định

b

tối thiểu

d1

± 2

d2

tối thiểu

d3

»

h1

tối đa

h2Ta

tối đa

h2Kb

tối đa

h3

tối thiểu

s

tối thiểu

100

13

153

92

70

115

65

80

63

4

150

16

215

143

100

160

90

105

87

5

200

18

270

192

145

205

100

110

121

6

250

18

320

239

180

240

115

130

127

7

300

18

380

285

220

290

145

155

157

8c

a h2T = chiều cao của nắp có ống hoặc ren vặn (bình hút ẩm chân không).

b h2K = chiều cao của nắp có núm (bình hút ẩm không có chân không).

c Đối với kích cỡ danh định là 300, độ dày thành của nắp có thể giảm xuống đến 7 mm

Bảng 2 - Các kích thước đối với bình hút ẩm Dãy B

Kích thước tính bằng milimét

Kích cỡ danh định

b

tối thiểu

d1

± 3

d2

tối thiểu

d3

tối thiểu

h1

tối đa

h2a

tối đa

h3

tối đa

s

tối thiểu

100

13

155

95

65

115

55

60

4

110

13

160

100

70

110

75

70

5

150

16

195

140

115

160

95

85

5

160

16

200

145

120

161

100

110

6

200

16

270

180

125

205

115

120

6

250

20

330

230

160

240

138

135

7

300

22

380

280

185

285

140

151

8b

a Áp dụng cho bình hút ẩm chân không loại núm có vành măng xông.

b Đối với kích cỡ danh định 300, độ dày thành của nắp có thể giảm xuống 7 mm.

8. Kết cấu

8.1. Yêu cầu cơ bản

Bình hút ẩm phải đều về hình dạng (xem Hình 1 và Hình 2) và được hoàn thiện trơn nhẵn. Bình phải đối xứng với trục vuông góc đi qua mặt phẳng đế.

8.2. Đế

Bình hút ẩm phải có đế hơi lõm để có thể đứng thẳng mà không đung đưa hoặc quay trong mặt phẳng ngang. Để tăng độ ổn định và bảo vệ các hư hại cơ học hoặc nứt vỡ,

- có thể cung cấp thêm thủy tinh bên ngoài để tạo thành vành bảo vệ ở đế, và/hoặc

- bề mặt bên ngoài của đế phải được khía rãnh theo chu vi.

8.3. Thành bên

Thành bên của bình hút ẩm phải tạo bậc để đặt được các khay có lỗ (ví dụ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia) đảm bảo các khay này không bị lắc, bằng phẳng và song song với mặt đế. Phần thành trên bậc phải có hình dạng gần giống với dạng hình trụ đứng được vát nhẹ và đầu nằm trong mặt gờ phẳng nằm ngang. Xem Hình 1 và Hình 2.

8.4. Nắp

Nắp của bình hút ẩm phải có dạng là một phần hình cầu. Vành nắp phải tạo thành mặt gờ phẳng, bề mặt tiếp xúc phải khớp đều với bề mặt tiếp xúc của thân bình hút ẩm.

Ở đỉnh nắp phải có bộ phận kết nối chân không hoặc có núm với đường kính tối thiểu 38 mm để dễ dàng cầm bằng tay. Nắp có thể đặc hoặc rỗng.

8.5. Mặt gờ phẳng và độ kín khít

Các bề mặt kín khít chân không của gờ thân và nắp phải được mài phẳng riêng biệt sao cho chúng có thể lắp lẫn. Các bề mặt phải được mài tốt sao cho bình hút ẩm hoàn chỉnh, hoặc thân hoặc nắp khi được thử riêng biệt, đáp ứng các yêu cầu dưới đây.

Tốc độ rò rỉ của bình hút ẩm được đóng kín không được vượt quá 3 mbar x l x s-1. Thực hiện phép thử này với cặp thân và nắp được lựa chọn ngẫu nhiên và có mặt gờ khô, theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

Mặt gờ phẳng của thân có thể được tạo rãnh để lắp khớp với vòng đệm.

8.6. Kết nối chân không

Bình hút ẩm Loại 1 phải có một lỗ để kết nối chân không được đặt ở chính giữa đỉnh của nắp hoặc ở thành bên của thân tại chiều cao bằng 1/2h1 (xem Hình 1).

Lỗ để kết nối chân không phải có dạng

- lỗ thủy tinh hình côn được mài nhám kích cỡ 24/29 theo TCVN 8829 (ISO 383), hoặc

- ren vặn ngoài phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế, hoặc

- lỗ để đậy nắp bằng nút cao su, hoặc

- núm mài có vành măng xông và ống đồng trục với lỗ của núm. Kích cỡ lỗ phải tối thiểu là 2 mm và đường kính trong của ống phải khớp với kích cỡ lỗ.

8.7. Độ bền áp suất

Bình hút ẩm chân không (Loại 1) phải chịu được áp suất ngoài 2 bar trong 60 s hoặc áp suất ngoài 3 bar trong 10 s. Phải thực hiện phép thử theo Phụ lục A.

8.8. Lớp bọc bảo vệ

Để bảo vệ ngăn ngừa các hư hại cơ học (va đập hoặc sốc), thân và nắp của bình hút ẩm có thể có lớp bọc bên ngoài bằng chất dẻo.

9. Độ bền sốc nhiệt

Bình hút ẩm phải được thử phù hợp với độ bền sốc nhiệt tại 80 °C theo TCVN 7155 (ISO 718).

10. Ghi nhãn và bao gói

10.1. Bình hút ẩm phải được ghi nhãn bền và rõ ràng trên thân và nắp như sau:

a) tên và/hoặc thương hiệu của nhà sản xuất và/hoặc của nhà cung cấp;

b) kích cỡ danh định hoặc ký hiệu;

c) loại (bình hút ẩm chân không hoặc không có chân không);

d) viện dẫn tiêu chuẩn này.

10.2. Bình hút ẩm phải được bao gói riêng theo thỏa thuận giữa bên mua và nhà cung cấp để bảo vệ bình không bị hư hại trong suốt quá trình vận chuyển và lưu giữ.

11. Kiểm tra ngoại quan bình hút ẩm

Trước khi sử dụng chân không cho bình hút ẩm, phải luôn kiểm tra bằng mắt thường để xác nhận rằng bề mặt bên trong và bên ngoài của bình hút ẩm không có các khuyết tật như trầy xước, rạn nứt hoặc khía rãnh. Sau đó kiểm tra đế và thành bên của bình hút ẩm.

Không được sử dụng bình hút ẩm bị hư hại.

Phụ lục A

(quy định)

Thử nghiệm điển hình đối với độ bền áp suất

A.1. Nguyên tắc chung

Bình hút ẩm được thử trong bình áp suất bằng cách đặt áp suất thủy lực ngoài đến 2 bar trong 1 min hoặc 3 bar trong 10 s.

A.2. Thiết bị, dụng cụ

A.2.1. Bình áp suất, có đồng hồ đo áp suất được kết nối với bình chứa nước được lắp bơm đẩy và van xả, xả trở lại vào trong bình chứa. Nắp của bình áp suất có thể được kẹp chặt vào bình bằng đai ốc để dễ dàng thao tác.

Thiết bị, dụng cụ khuyến nghị được minh họa trong Hình A.1.

A.3. Cách tiến hành

Lắp bình hút ẩm sau khi làm sạch và lau dầu các mặt gờ (và ống côn và lỗ trong trường hợp Loại 1) và đậy bình hút ẩm tại áp suất khí quyển. Để đảm bảo bình hút ẩm được nhúng ngập, giữ bình hút ẩm trong bình áp suất bằng một số thiết bị giữ hoặc đặt các quả nặng được bọc giấy hoặc vải vào trong. Sau khi bình hút ẩm cố định và nắp được kẹp chặt thì đổ đầy nước vào bình áp suất và dùng bơm đẩy để tăng áp suất đến 2 bar và xả ra ngay sau 1 min.

A.4. Kết quả

Bình hút ẩm được xem là đáp ứng với yêu cầu của phép thử nếu bền với áp suất 2 bar trong 1 min. Cách khác, có thể thực hiện phép thử với áp suất 3 bar trong 10 s.

CHÚ DẪN

1 van giảm áp suất

2 phễu

3 đồng hồ đo áp suất

4 bơm

5 các van

6 bình hứng

Hình A.1 - Sơ đồ thiết bị đo độ bền áp suất


Tin tức liên quan

Bình luận