HOÁ CHẤT TẨY RỬA LÀ GÌ? CÓ CÁC LOẠI HOÁ CHẤT TẨY RỬA NÀO?

23/05/2021 | 1219 |
0 Đánh giá

Trong cuộc sống hiện nay, hóa chất tẩy rửa là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong mọi gia đình, tổ chức, nhà hàng hay bất kỳ địa điểm nào. Điều này hoàn toàn là sự thật! Bạn thấy đó, từ việc lau dọn nhà cửa, rửa bát, giặt giũ hay đến những vấn đề trong công nghiệp đều phải dùng hóa chất tẩy rửa. Chính vì thế, hóa chất tẩy rửa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. 

HOÁ CHẤT TẨY RỬA LÀ GÌ?

Hoá chất tẩy rửa là sản phẩm được điều chế ra từ những chất hoá học có tác dụng làm sạch mọi bề mặt như: Sàn, bề mặt gỗ, bề mặt kim khí. Hoá chất tẩy rửa được ứng dụng vào đời sống sinh hoạt cũng như trong công nghiệp để: Lau sàn, vệ sinh máy móc, vệ sinh thiết bị dụng cụ sản xuất...

Trong hóa chất tẩy rửa sẽ có các chất hóa học, chất tẩy trắng, nhuộm màu, chất ổn định nhằm mang lại hiệu quả cao nhất khi tẩy rửa. Tuy nhiên, chất tẩy rửa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nếu bạn sử dụng nó mà không có đồ bảo hộ như: khẩu trang, kính, găng tay,...

Chất tẩy rửa bao gồm các hợp chất hữu cơ, có đặc tính phân cực và không phân cực. Chất tẩy rửa có ba loại: Anion, Cation, và không ion. Anion và Cation có các điện tích âm hoặc tích cực vĩnh viễn, gắn với các chuỗi CC không phân cực.

  • Chất tẩy cation sản sinh ion điện dương trong dung dịch.

  • Chất tẩy rửa anion bao gồm cả xà phòng và phần lớn chất tẩy rửa tổng hợp hiện đại, sản sinh ra điện cực âm keo ion trong dung dịch.

  • Chất tẩy không ion có một số nguyên tử có điện dương yếu và điện âm. Điều này là do điện tử thu hút sức mạnh của các nguyên tử oxy.

Chất tẩy rửa có thể là các loại từ thiên nhiên song hiện nay người ta thường dùng các loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại. Chúng sẽ có thành phần từ các chất như dầu mỏ, hắc ín hoặc chất hoạt tính, mỡ động vật.

Những thành phần này cần được một quy trình chế tạo tuân thủ quy định mới có thể trở thành chất tẩy rửa được hoặc có thể thêm hương liệu để tạo mùi.

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CHẤT TẨY RỬA

Hóa chất tẩy rửa có tác dụng là đánh bay các vết bẩn có trên các bề mặt. Chính vì thế, cơ chế hoạt động của hóa chất tẩy rửa sẽ được chia thành 3 quá trình. 

1. Dung dịch tẩy rửa sẽ làm giảm độ căng của nước, để nước thấm sâu vào các vết bẩn

2. Khi chất tẩy rửa thấm vào chất bẩn, nó sẽ đánh tan và loại bỏ chất bẩn

3. Quá trình chống bám bẩn: Sau khi loại bỏ chất bẩn, hóa chất tẩy rửa sẽ phủ một lớp lên bề mặt nhằm ngăn chặn vết bẩn bám vào bề mặt

PHÂN LOẠI CHẤT TẨY RỬA

Dựa vào mục đích sử dụng và thành phần của chất tẩy rửa, người ta phân loại các chất tẩy rửa thành các loại khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng

1. Hoá chất tẩy rửa trong công nghiệp

Hóa chất tẩy rửa công nghiệp được sử dụng rộng rãi thường là hoá chất tẩy rửa cực mạnh để xử lý bề mặt kim loại, tẩy rửa dầu mỡ công nghiệp và một số hoạt động rửa máy móc và dụng cụ máy

Với chất tẩy rửa kim loại, nếu sản phẩm trước khi xử lý bề mặt không sạch, chắc chắn chất lượng sau khi hoàn tất công đoạn đánh bóng bề mặt của sản phẩm sẽ không thể sánh bằng chất lượng của nó khi được làm sạch. Đây là công đoạn tuy đơn giản nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đánh bóng kim loại.

 

2. Hoá chất tẩy rửa sinh hoạt

Trong các hộ gia đình, thuật ngữ chất tẩy rửa thường đề cập cụ thể đến bột giặt, nước lau sàn, lau kính, cọ rửa bồn cầu, rửa tay, rửa chén, bột giặt, dầu gội đầu, nước xả vải, nước tẩy trắng… Chất tẩy rửa thường có sẵn dưới dạng bột hoặc dung dịch cô đặc.

Chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt

3. Hóa chất tẩy rửa xe máy, ô tô

Sau khi sửa chữa và thay thế phụ tùng hoàn thành, hầu hết mọi gara, cửa hàng sửa xe đều phải vệ sinh lại xe máy, ô tô. Mà muốn vệ sinh nhanh và sạch nhất thì bạn nên sử dụng hóa chất tẩy rửa xe máy, ô tô. Bởi các loại hóa chất này có hiệu quả làm sạch cao, mùi thơm dễ chịu và không hao phí nguyên liệu trong quá trình vệ sinh xe. 

Ngoài ra, hóa chất tẩy rửa còn mang lại độ bóng cao, giảm bám bụi khá tốt. Đặc biệt, nó còn có khả nằng chống gỉ sét cho các linh kiện bằng kim loại trên xe máy, ô tô.

4. Hóa chất tẩy rửa cáu cặn đường ống

Sau một thời gian sử dụng, cáu cặn, rỉ sét bắt đầu hình thành và bám lên trên các bề mặt ống, nồi hơi, tháp giải nhiệt nhằm làm giảm diện tích ống, giảm lưu lượng nước, làm tiêu tốn nhiên liệu. Vậy nên, các doanh nghiệp thường sẽ sử dụng hóa chất tẩy rửa cáu cặn đường ống để loại bỏ cắn lắng trong hệ thống.

Một số tác dụng phụ, tác hại của hóa chất tẩy rửa

Mặc dù hóa chất tẩy rửa rất cần thiết trong cuộc sống cũng như trong sản xuất nhưng nếu bạn sử dụng hóa chất không đúng cách, không theo quy trình hoặc không có thiết bị bảo vệ thì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

Green sẽ kể một số bệnh mà bạn có thể mắc phải khi sử dụng hóa chất không đúng cách: viêm da, mẩn ngứa, khô da, bong tróc da tay,... Thậm chí nếu tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài có thể gây ung thư, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Chính vì thế lời khuyên của Green cho bạn là nên mua hóa chất có chất lượng cao và đảm bảo làm theo hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt, khi sử dụng phải luôn đảm bảo có đồ bảo hộ để giảm ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe.

Công ty TNHH Vật Tư Khoa Học Kỹ Thuật HTV
1122/26 Quang Trung , Phường 8, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 028 6685 1358

 


Tin tức liên quan

Bình luận