Cách làm nước rửa tay khô tại nhà

21/08/2021 | 893 |
0 Đánh giá

Với tình trạng covid đang quay trở lại và phức tạp như hiện nay thì việc sử dụng nước rửa tay khô thường xuyên là cách phòng tránh và bảo vệ bản thân mình tốt nhất. Chính vì sự tiện lợi không cần rửa lại với nước nhưng lại có tính sát khuẩn cao thì rất được mọi người lựa chọn để mua.

Thành phần tạo ra nước rửa tay khô

Khi bắt đầu tiến hàng làm nước  rửa tay khô tại này bạn cần nắm rõ các thành phần chính của chúng bao gồm : Cồn. nước deion, natri lactat, chất tạo hương và một số chất hóa học khác.

Bên cạnh đó khi lựa chọn các loại nước rửa tay khô thì bạn nên chọn những loại nào có độ cồn thấp từ 60 đến 75% là có thể an toàn sử dụng vì chúng có tính sát khuẩn cao nên hầu hết phòng hờ được các virus gây bệnh một cách hiệu quả nhất.

Hướng dẫn pha nước rửa tay khô bằng cồn y tế

Đầu tiên bạn phải chuẩn bị nguyên liệu để pha dung dịch nước rửa tay khoảng 500ml bao gồm: Chai xịt, Bình thủy tinh 500ml, Phễu, Cồn 96: 415ml, Oxy già 3% : 20ml, Glycerin: 7.5ml, Tinh dầu: 2.5ml, Nước cất (hoặc nước đun sôi để nguội): 55 ml.

Bên cạnh đó bạn có thể thêm Glycerin vì chúng có công dụng giữ ẩm, dưỡng da tay, có thể được thay thế bằng gel nha đam hoặc vitamin E ở dạng dầu lỏng.

Tinh dầu: thành phần này không bắt buộc trong việc pha chế dung dịch rửa tay khô. Phần tinh dầu cho thêm nhằm giúp giảm bớt đi mùi của cồn, tạo ra mùi thơm dễ chịu và giúp dưỡng da tay của bạn tốt hơn. Bạn cũng có thể thêm vào các loại như tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế,..

Các lưu ý khi sử dụng cồn để làm nước rửa tay

Cồn là một dung dịch có khả năng đốt cháy, do đó sau khi sử dụng cồn, dù bạn đã vệ sinh tay kĩ thì cũng không nên chủ quan làm những việc tiếp xúc với lửa như: đun nấu bếp gas hay dùng bật lửa,…

Tránh trực tiếp chạm vào cồn lên các bộ phận trên cơ thể và nên dùng các dụng cụ bảo hộ cần thiết khi phải tiếp xúc nhiều như: khẩu trang và găng tay,…

Không lưu trữ đầy cồn vào các dụng cụ chứa vì cồn giãn nở rất lớn theo nhiệt độ. Sử dụng đồ chứa phải chắc chắn, tránh bị rò rỉ.

Không được tận dụng lại các bao bì của loại dụng cụ, bao bì đã đựng các hóa chất để đựng cồn khi dùng cho các mục đích không phải là công nghiệp bởi vì nó rất dễ hòa tan những chất độc hại còn sót lại.

Khi bị dính cồn vào những bộ phận hở trên cơ thể như mắt thì phải đi rửa ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất.

Bảo quản cồn ở nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt và tránh nguồn ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Khi xảy ra sự cố cháy hãy nhanh chóng dùng bột, hóa chất khô hoặc bọt CO2 để xử lý. Tuyệt đối không được dùng nước để chữa cháy cồn.

Những lưu ý khi pha nước rửa tay khô bằng cồn

Bạn có thể mua các loại hóa chất, dụng cụ tại các cơ sở bán vật tư y tế, riêng glycerin thì nên chọn mua loại có chiết xuất thực vật tại các cơ sở có bán nguyên liệu thực phẩm hoặc mỹ phẩm.

Các dụng cụ dùng để pha chế cần được rửa sạch với xà phòng. Nếu các dụng cụ pha chế có khả năng chịu nhiệt, bạn có thể luộc qua hoặc tráng qua bằng nước sôi.

Trong quá trình thực hiện pha chế bạn nên đeo găng tay để tránh gây kích ứng da. Tuyệt đối tránh để dung dịch bắn vào mắt.

Cách pha chế nước rửa tay khô bằng cồn 

B1: Đổ 415ml cồn 96 độ vào một bình to sau đó sử dụng xilanh đo đúng 20ml nước oxy già và đổ lượng oxy già 3% này vào bình chứa cồn.

B2: Dùng xilanh đo đúng 7.5 ml Glycerin và tiếp tục thêm Glycerin vào bình chứa cồn ban nãy. Vì Glycerin khá nhớt, nên sẽ dễ bị dính vào xilanh đo, vì vậy bạn cần phải rửa xy-lanh với nước cất hoặc nước sôi để nguội sau đó sấy cho khô hoặc để cho ráo nước trước khi sử dụng để đo nồng độ Glycerin.

B3: Đổ nước cất hoặc lượng nước sôi còn lại vào bình rồi thêm khoảng 2 – 3 ml tinh dầu để làm giảm bớt mùi cồn và làm cho dung dịch có mùi thơm dễ chịu. Đậy hay nắp bình sau khi pha chế xong dung dịch để tránh không bị bay hơi.

B4: Lắc hoặc khuấy đều nhẹ dung dịch bằng đũa sau đó chiết dung dịch ra những chai nhỏ để tiện mang theo sử dụng.


Tin tức liên quan

Bình luận