TẠI SAO CẦN KIỂM TRA ĐỘ PH CỦA NƯỚC, CÓ NHỮNG CÁCH ĐO NÀO?
Giá trị pH thể hiển sự hiện diện của ion H+ trong môi trường. Độ pH ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật sống trong nước. Đó là một trong những câu trả lời cho câu hỏi tại sao lại phải đo độ pH của nước?
Khái niệm chỉ số pH
pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước.
Thang chỉ số pH chỉ từ 0-14;
Về lý thuyết, nước có pH = 7 là trung tính. Khi pH > 7, nước mang tính kiềm. Khi pH < 7, nước mang tính axit
Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước ăn uống uống là 6,5 – 8,5.
Cần kiểm tra độ pH bởi các lí do sau:
Đánh giá độ ăn mòn kim loại của: các vật dụng, thiết bị chứa nước, đường ống dẫn nước
Đánh giá khả năng hòa tan kim loại trong nguồn nước, từ đó có biện pháp xử lí nước phù hợp
Độ pH có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Với nguồn nước có độ pH lớn hơn 7 thì sẽ chưa các ion nhóm bicarbonate và carbonate. Với nguồn nước có độ pH thấp hơn 7 sẽ chưa các ion axit gây bào mòn các thiết bị bằng kim loại
Độ pH trong nước có sự liên quan mật thiết với tính ăn mòn đường ống dẫn nước, thiết bị và các vật dụng chứa nước. Trong trường hợp môi trường nước có độ pH thấp sẽ phản ứng với Clo khử trùng tạo thành chất trihalommethane gây ra bệnh ung thư.
Đo pH trong nước bằng những cách nào
Có nhiều cách để thực hiện đo PH trong nước, bạn có thể thực hiện phương pháp xác định giá trị pH bằng cách thủ công, hoặc những phương pháp hiện đại như sử dụng giấy quỳ tím, sử dụng điện cực hydro, sử dụng các thiết bị hiện đại như máy đo ph, bút đo ph …
- Sử dụng quỳ tím để nhận biết dung dịch có tính axit hay bazo, bằng cách nhúng quỳ tím vào dung dịch chờ sự thay đổi màu, sau đó so sánh màu của quỳ tím với bảng thang đo chuẩn.
Nếu quỳ chuyển sang màu xanh chứng tỏ dung dịch có tính bazo còn nếu quỳ tím chuyển sang màu tím thì chứng tỏ dung dịch có tính axit.
Sử dụng phương pháp này có ưu điểm là tiện lợi, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên lại không xác định được độ mạnh, yếu giá trị cụ thể của dung dịch.
- Sử dụng điện cực hydro nhúng vào dung dịch cần đo pH và khí hydro được làm bão hòa trên dung dịch. Đây là phương pháp tiêu chuẩn được dùng để đo độ pH của nước với độ chính xác tin cậy nhất. Đo và lấy kết quả giá trị thế cực giữa điện cực bạch kim và điện cực bạc clorua. Thế điện cực này có giá trị tỉ lệ thuận với dung dịch cần đo. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là chi phí cao, khó thực hiện trong cuộc sống hàng ngày, nó chỉ áp dụng cho các phòng thí nghiệm, đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline hoặc website htvlab.com để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ bạn nhé.
XEM THÊM: SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA PH TRONG DUNG DỊCH