Tại sao nước biển mặn

06/11/2020 | 1297 |
0 Đánh giá

Biển chiếm một phần lớn diện tích trái đất chúng ta, chiếm khoảng ¾ diện tích bề mặt trái đất. Nước biển luôn có vị mặn là điều mà ai trong chúng ta cũng đều biết. Vậy bạn đã biết rõ vì sao nước biển mặn chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để biết rõ nguyên nhân nhé!

Nước biển là gì?

Nước ở các biển và các đại dương được gọi là nước biển. Ở hầu hết các biển và đại dương trên thế giới, độ mặn của nước biển khoảng 3,5%. Suy ra, cứ mỗi 1000ml nước biển có khoảng 35g muối. Phần lớn trong thành phần của nước biển là Natri Clorua (Nacl). 

Tại sao nước biển mặn?

Những lúc đi tắm biển bạn có thắc mắc vì sao nước biển lại mặn hoặc nước biển mặn vì sao không? Và bạn không thể nào uống được nước dưới biển. Do trong thành phần chứa lượng muối vô cùng lớn nên mới khiến nước biển có vị mặn. Tính trung bình tất cả lượng nước biển trên thế giới thì có khoảng 50 triệu tỷ tấn muối. 

Để dễ hình dung, nếu bạn rải số lượng muối này lên đất liền thì sẽ tạo thành một lớp dày khoảng 152m. Vậy số lượng muối khổng lồ này tại sao lại xâm nhập được vào đại dương. Theo một số nghiên cứu, một số loại đá và trầm tích dưới đáy biển cung cấp một lượng muối cho nước của biển. Mặt khác, các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới các lớp sóng cũng cung cấp một lượng muối lớn cho biển. 

Tuy nhiên, lượng muối chủ yếu trong nước của biển lại đến từ phần đất liền xung quanh chúng ta. Trong các đá và đất khô có muối, lượng muối này được hòa tan bởi nước mưa rồi cuốn trôi ra sông. Dẫu vậy, lượng muối được tích tụ trong các dòng sông vẫn rất nhỏ.

Lượng muối nhất định này được tích tụ ở đó và cuối cùng được đổ về đại dương khi các con sông đổ dồn về các cửa biển. Tại các đại dương, lượng muối tại đây được cô đặc hơn, muối được để lại phía sau do hơi nước bề mặt bị bốc hơi do sức nóng của mặt trời. 

Mỗi năm, hơn 4 tỷ tấn muối từ các dòng sông xâm nhập vào các đại dương. Vì thế, so với thời đại sơ khai, đại dương của chúng ta đã trở nên mặn mà hơn rất nhiều. Nhưng lượng muối đổ ra biển hằng năm lại cân bằng với lượng muối lắng xuống đáy biển. 

Nhìn chung, độ mặn của nước biển trên khắp trái đất là không giống nhau. Tại các vùng cực, do nước biển đã được băng hòa tan nên độ mặn ít hơn các vùng khác. Ngược lại, ở một số vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nước biển ở đây sẽ mặn hơn do lượng nhiệt nóng tăng rất cao, khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng mưa được trút xuống, điều đó làm cho nước biển trở nên mặn hơn. 

Nước biển mặn đến cỡ nào?

Đối với nước biển, bạn chỉ cần nếm thử một ít là đã mặn chát và không thể nào uống được. Đối lập với loại nước lọc mà con người ta uống hàng ngày. Nước dưới biển chứa rất nhiều các hợp chất hòa tan, điều đó làm cho cơ thể ta không thể nào tiếp nhận được. 

Thử làm một phép so sánh về lượng muối trong nước biển với lượng muối trong các ao hồ. Ta thấy, 28 lít nước ở biển chứa 1kg muối, trong khi đó, nước ao hồ chứa khoảng 4,54g muối. Vì thế, bạn đã biết được độ mặn của nước biển so với nước trong ao hồ. 

Tác dụng của nước biển là gì?

Tuy sở hữu một lượng muối rất lớn nhưng nhờ có biển và đại dương mới mang lại cho con người ta nguồn sống, nguồn thực phẩm phong phú. Ngoài ra, nước ở biển còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người.

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích từ nước muối biển

Trong thành phần của nước muối biển chứa khoảng 82 vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho các hoạt động của cơ thể con người. Một số khoáng chất chủ yếu trong nước biển: natri, kali, canxi, magiê, bromua, clorua, sắt, đồng, kẽm,…Cùng một số chất khác có công dụng chữa bệnh tự nhiên. 

Nước ở biển còn các tác dụng chống viêm do lượng magie cao. Ngoài ra, nước ở biển còn giúp đào thải các chất độc hại qua lỗ chân lông của cơ thể, từ đó giúp cải thiện và lưu thông mạch máu. Muối biển tự nhiên là một dạng rất dễ sử dụng và hấp thụ bởi cơ thể con người. Theo một số nghiên cứu khoa học, các biển được xem là nơi thích hợp để thu lượng muối biển chất lượng là: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Biển Bắc.

Nước biển có công dụng kháng khuẩn

Nước ở biển có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn, thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể nhờ chứa nhiều thành phần quan trọng: vitamin, muối khoáng, nguyên tố vi lượng, axit amin và các vi sinh vật sống. Giống như huyết tương của con người, các thành phần trong nước ở biển rất dễ được cơ thể hấp thụ trong khi bơi lội. 

Ngoài ra, nước ở biển còn giúp cân bằng điện phân cho cơ thể, đẩy nhanh việc làm lành các vết thương. Đặc biệt, muối được lấy từ biển chết còn có công dụng giúp điều trị viêm khớp dạng thấp. 

Nước biển giúp chống viêm mũi và viêm xoang

Nước ở biển có công dụng giúp chống dị ứng và phòng ngừa chứng hen suyễn. Một số nghiên cứu cho thấy nước ở biển có công dụng rất tốt trong việc chống viêm mũi và viêm xoang. 

Tăng cường sức khỏe của răng miệng

Nhờ có chứa thành phần fluoride, nước ở biển giúp bảo vệ sức khỏe cho răng miệng, ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối biển giúp ngăn ngừa viêm họng, tránh hôi miệng, chảy máu chân răng…

Nước biển là một phần không thể thiếu cho sự tồn tại của các sinh vật trên trái đất và có rất nhiều công dụng đối với đời sống của con người. Sau khi biết rõ nước ở biển tại sao lại mặn và những công dụng của nước biển, bạn hãy ứng dụng chúng vào cuộc sống của mình nhé!


Tin tức liên quan

Bình luận