MUA ĐẦU DÒ NHIỆT ĐỘ CHÍNH HÃNG UY TÍN Ở ĐÂU TẠI HỒ CHÍ MINH

16/05/2021 | 977 |
0 Đánh giá

Ngoài các thiết bị nhiệt kế thông thường, ta cần thêm các đầu dò nhiệt độ hay còn gọi là cảm biến nhiệt độ để có thể xác định nhiệt độ ở các ngưỡng đo khác nhau hoặc các điều kiện đo khác nhau. Bài viết này sẽ giới thiệu về các loại đầu dò nhiệt độ và nơi mua chúng ở đâu uy tín tại Hồ Chí Minh

1. CẶP NHIỆT ĐIỆN (Thermocouples).

-  Cấu tạo: Gồm 2 chất liệu kim loại khác nhau, hàn dính một đầu.
-  Nguyên lý: Nhiệt độ thay đổi cho ra sức điện động thay đổi (mV).
-  Ưu điểm: Bền, đo nhiệt độ cao.
-  Khuyết điểm: Nhiều yếu tố ảnh hưởng làm sai số. Độ nhạy không cao.
-  Thường dùng: Lò nhiệt, môi trường khắc nghiệt, đo nhiệt nhớt máy nén,…
-  Tầm đo: -100  - 1400 0C

1.1 Cấu tạo của cảm biến Thermocouples

-  Gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính 1 đầu gọi là đầu nóng (hay đầu đo), hai đầu còn lại gọi là đầu lạnh (hay là đầu chuẩn). Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ phát sinh 1 sức điện động V tại đầu lạnh. Một vấn đề đặt ra là phải ổn định và đo được nhiệt độ ở đầu lạnh, điều này tùy thuộc rất lớn vào chất liệu. Do vậy mới cho ra các chủng loại cặp nhiệt độ, mỗi loại cho ra 1 sức điện động khác nhau: E, J, K, R, S, T. Các bạn lưu ý điều này để chọn đầu dò và bộ điều khiển cho thích hợp.

-  Dây của cặp nhiệt điện thì không dài để nối đến bộ điều khiển, yếu tố dẫn đến không chính xác là chỗ này, để giải quyết điều này chúng ta phải bù trừ cho nó (offset trên bộ điều khiển).

1.2 Lưu ý khi sử dụng cảm biến Thermocouples

-  Từ những yếu tố trên khi sử dụng loại cảm biến này chúng ta lưu ý là không nên nối thêm dây (vì tín hiệu cho ra là mV nối sẽ suy hao rất nhiều). Cọng dây của cảm biến nên để thông thoáng (đừng cho cọng dây này dính vào môi trường đo). Cuối cùng là nên kiểm tra cẩn thận việc Offset thiết bị.
-  Lưu ý: Vì tín hiệu cho ra là điện áp (có cực âm và dương) do vậy cần chú ý kí hiệu để lắp đặt vào bộ khuếch đại cho đúng.

 

 Cảm biến nhiệt độ - Cảm biến Thermocouples

Cảm biến nhiệt độ - Cảm biến Thermocouples

2. NHIỆT ĐIỆN TRỞ (RTD - resitance temperature detector).

-  Cấu tạo: gồm có dây kim loại làm từ: Đồng, Niken, Patium,…được quấn theo hình dáng của đầu to.
-  Nguyên lý: Khi nhiệt độ thay đổi điện trở giữa 2 đầu dây kim loại này sẽ thay đổi, và tùy chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong 1 khoảng nhiệt độ nhất định.
-  Ưu điểm: Độ chính xác cao hơn cặp nhiệt điện, dễ sử dụng hơn, chiều dài dây không hạn chế.
-  Khuyết điểm: Dải đo bé hơn cặp nhiệt điện, giá thành cao hơn cặp nhiệt điện.
-  Thường dùng: Trong các ngành công nghiệp chung, công nghiệp môi trường hay gia công vật liệu, hóa chất,…
-  Tầm đo: -200 – 7000C

2.1 Cấu tạo của nhiệt điện trở RTD

-  Cấu tạo của RTD gồm có dây kim loại làm từ: Đồng, Nikel, Platinum,…được quấn tùy theo hình dáng của đầu đo. Khi nhiệt độ thay đổi điện trở giữa hai đầu dây kim loại này sẽ thay đổi, và tùy chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Phổ biến nhất của RTD là loại cảm biến Pt, được làm từ Platinum. Platinum có điện trở suất cao, chống oxy hóa, độ nhạy cao, dải nhiệt đo được dài. Thường có các loại: 100, 200, 500, 1000 ohm tại 0 D.C. Điện trở càng cao thì độ nhạy nhiệt càng cao.

-  RTD thường có loại 2 dây, 3 dây và 4 dây.

2.2 Lưu ý khi sử dụng nhiệt điện trở RTD

-  Loại RTD 4 dây giảm điện trở dây dẫn đi 1/2, giúp hạn chế sai số.
-  Cách sử dụng của RTD khá dễ chịu hơn so với Thermocouple. Chúng ta có thể nối thêm dây cho loại cảm biến này (hàn kĩ, chất lượng dây tốt, có chống nhiễu) và có thể đo test bằng VOM được.
-  Vì là biến thiên điện trở nên không quan tâm đến chiều đấu dây.

 

Cảm biến nhiệt độ - Nhiệt điện trở RTD

Cảm biến nhiệt độ - Nhiệt điện trở RTD

3. THERMISTOR

-  Cấu tạo: Làm từ hổn hợp các oxid kim loại: mangan, nickel, cobalt,…
-  Nguyên lý: Thay đổi điện trở khi nhiệt độ thay đổi.
-  Ưu điểm: Bền, rẻ tiền, dễ chế tạo.
-  Khuyết điểm: Dãy tuyến tính hẹp.  
-  Thường dùng: Làm các chức năng bảo vệ, ép vào cuộn dây động cơ, mạch điện tử.
-  Tầm đo: 500C

3.1 Cấu tạo Thermistor

-  Thermistor được cấu tạo từ hỗn hợp các bột ocid. Các bột này được hòa trộn theo tỉ lệ và khối lượng nhất định sau đó được nén chặt và nung ở nhiệt độ cao. Và mức độ dẫn điện của hổn hợp này sẽ thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
-  Có hai loại thermistor: Hệ số nhiệt dương PTC - điện trở tăng theo nhiệt độ; Hệ số nhiệt âm NTC – điện trở giảm theo nhiệt độ. Thường dùng nhất là loại NTC.
-  Thermistor chỉ tuyển tính trong khoảng nhiệt độ nhất định 50-150D.C do vậy người ta ít dùng để dùng làm cảm biến đo nhiệt. Chỉ sử dụng trong các mục đích bảo vệ, ngắt nhiệt, các bác nhà ta thường gọi là Tẹt-mít. Cái Block lạnh nào cũng có một vài bộ gắn chặt vào cuộn dây động cơ.

3.2 Lưu ý khi sử dụng Thermistor

-  Tùy vào nhiệt độ môi trường nào mà chọn Thermistor cho thích hợp, lưu ý hai loại PTC và NTC (gọi nôm na là thường đóng/ thường hở) Có thể test dễ dàng với đồng hồ VOM.
-  Nên ép chặt vào bề mặt cần đo.
-  Tránh làm hỏng vỏ bảo vệ.
-  Vì biến thiên điện trở nên không quan tâm chiều đấu dây.

 

Cảm biến nhiệt độ -  Thermistor

Cảm biến nhiệt độ -  Thermistor

4. MUA ĐẦU DÒ NHIỆT ĐỘ CHÍNH HÃNG UY TÍN Ở ĐÂU TẠI HỒ CHÍ MINH

HTVLAB là đơn vị chuyên cung cấp các loại thiết bị khoa học trong phòng thí nghiệm với chất lượng cao với giá thành tốt nhất trên thị trường. Khi mua bếp cách thủy tại đây quý khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi cực kỳ hấp dẫn, cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ cung cấp dịch vụ lắp đặt, hướng dẫn sử dụng sản phẩm một cách chi tiết nhất. Giá cả tại HTV đa dạng mọi chủng loại phù hợp với mọi nhu cầu của người sử dụng

Công ty TNHH Vật Tư Khoa Học Kỹ Thuật HTV
1122/26 Quang Trung , Phường 8, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 028 6685 1358


Tin tức liên quan

Bình luận