PHENOL GÂY ĐỘC VỚI HÀM LƯỢNG BAO NHIÊU?
Phenol là một loại hóa chất độc hại, cấm dùng trong thực phẩm. Đây là chất rắn, tinh thể không màu, có mùi đặc trưng, nóng chảy ở 43°C, rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.
Phenol trong tự nhiên:
Phenol là sản phẩm công nghiệp, chứ “tự nhiên mà có” thì rất ít. Luyện than cốc, lọc dầu... là nguồn phát sinh ra phenol.
Phenol rẻ nên rất nhiều ngành công nghệ sử dụng trong làm keo, làm nhựa, dệt nhuộm, thuốc trừ sâu..., thậm chí ngành dược cũng xài.
Nhưng gốc phenol, nếu được gắn vào nhau theo cách “hỗn độn và hài hòa”, sẽ tạo ra vô vàn chất mà con người mơ ước, gọi là các chất chống oxy hóa gốc phenol (polyphenols).
Đây là những chất có lợi cho cơ thể, để vô hiệu hóa các gốc tự do, phòng chống ung thư và lão hóa. Mấy “ông” thực phẩm chức năng thường chiết xuất những chất này từ cây cỏ và tung hê polyphenols như thần dược.
Rau củ quả tạo ra được các polyphenols (chất chống oxy hóa), cơ thể người cũng làm được như thế. Và trong quá trình tiêu hóa, cơ thể biến chất này thành chất nọ, trong đó có chất phenol và được thải qua đường nước tiểu, có khi lên đến 40mg/lít (1).
Nói lòng vòng như thế để thấy rằng phenol có trong không khí hay nguồn nước là chuyện tự nhiên. Trong chuỗi thực phẩm, tôm cá có nuốt phải phenol cũng là chuyện tự nhiên, cũng như các động vật khác, kể cả con người, thải phenol qua đường tiểu trong quá trình biến dưỡng thực phẩm cũng là chuyện rất tự nhiên.
Phenol gây ngộ độc như thế nào?
Cơ quan An toàn châu Âu (EFSA), trong phiên họp đánh giá về an toàn đối với cá nuôi và cá đánh bắt, chỉ quan tâm đến hàm lượng kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân, arsenic, các loại dioxin... chứ không đếm xỉa tới phenol. Nói cách khác, không có quy định giới hạn mức phenol “cực độc” trong hải sản.
Tuy vậy, phenol là chất độc, không có trong danh mục các chất được phép dùng trong thực phẩm. Dùng ít hay dùng nhiều đều vi phạm.
Vậy, khi cơ thể người tiếp xúc với một lượng cực lớn phenol thì sẽ gặp những mối nguy nào? Nếu nhiễm độc đường tiêu hóa từ 50 đến 500mg ở trẻ sơ sinh, và 1-5g ở người lớn là liều gây tử vong. Phenol được hấp thu nhanh chóng từ phổi vào máu, có thể gây tử vong ở người lớn sau khi nuốt chửng từ 1 đến 32g.
May mắn là mùi phenol khó chịu nên thường chúng ta tránh được ngay khi ngửi. Nhiễm độc hay gặp nhất là tiếp xúc trực tiếp lên da, mắt. Ngay cả dung dịch phenol loãng từ 1% đến 2% cũng có thể gây bỏng nặng nếu tiếp xúc là kéo dài.
Độc tính do tiếp xúc ở da, mắt tương đương như khi hít phải. Thường tử vong sau 30 phút tiếp xúc với da. Đường lây nhiễm nữa của phenol là đường tiêu hóa thông qua thức ăn bị nhiễm độc như vụ 30 tấn cá nục hiện nay.
Ngoài tác dụng ăn mòn tại chỗ, tiếp xúc với phenol bằng bất cứ đường nào cũng có thể bị nhiễm độc toàn thân. Nhiễm độc toàn thân ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương (CNS) gây co giật, hôn mê. Đây là nguyên nhân chính gây chết trong nhiễm độc phenol. Các triệu chứng khác gồm: buồn nôn, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, tăng methemoglobin máu, tan huyết, vả mồ hôi, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, phù phổi…
Nếu nhiễm độc phenol lâu dài có thể gây suy thận. Phenol là một chất độc cho bào thai (fetotoxic), nhưng không gây quái thai.
Các nhà khoa học đã chứng minh phenol có thể gây ra tổn thương cấu trúc não bộ. Vì vậy, khi bị nhiễm độc phenol, con người có các biểu hiện tăng động, tăng hung hãn, suy giảm khả năng học tập, dậy thì sớm, kích thích sự phát triển tuyến vú, rối loạn chu kỳ sinh sản, bất thường buồng trứng, vô sinh...
Và hiện nay, HTVLAB đang là đơn vị cung cấp uy tín trong lĩnh vực kinh doanh hóa chất và thiết bị. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm chính hãng, chất lượng, đảm bảo uy tín đến với tay người tiêu dùng. Khi đến với chúng tôi khách hàng sẽ được thoải mái lựa chọn những sản phẩm chất lượng và đa dạng.