DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - CỐC THÍ NGHIỆM CÓ MỎ- TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7154:2002 ISO 3819:1985
TCVN 7154:2002
DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - CỐC THÍ NGHIỆM CÓ MỎ
Laboratory glassware - Beakers
Lời nói đầu
TCVN 7154:2002 thay thế cho TCVN 1610-88.
TCVN 7154:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 3819:1985.
TCVN 7154:2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
0. Lời giới thiệu
Các kích thước quy định đối với cốc thí nghiệm có mỏ trong tiêu chuẩn này gần với kích thước chế tạo trung bình hiện nay tại hầu hết các nước sản xuất.
Cần lưu ý là dung sai kích thước được quy định có thể lớn, nhưng không có nghĩa đó là sai số cho phép khi chế tạo. Tuy nhiên, trong sản xuất hiện nay, phần lớn các dụng cụ này được chế tạo nằm trong giới hạn quy định của tiêu chuẩn này.
DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - CỐC THÍ NGHIỆM CÓ MỎ
Laboratory glassware - Beakers
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với các loại cốc thí nghiệm có mỏ (cốc thí nghiệm) để sử dụng trong thí nghiệm được chấp nhận trong phạm vi quốc tế.
TCVN 7155:2002 (ISO 718:1990), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Sốc nhiệt và độ bền sốc nhiệt.
ISO 719, Glass - Hydrolytic resistance of glass grains at 98oC - Method of test and classification (Thủy tinh - Độ bền nước của thủy tinh đo dạng hạt ở 98oC - Phương pháp thử và phân loại).
ISO 3585, Glass plant, pipeline and fittings - Properties of borosilicate glass 3.3 (Thủy tinh, Đường ống và đầu nối - Các đặc tính của thủy tinh borosilicat 3.3).
Cốc thí nghiệm có mỏ được chế tạo theo hai dạng:
a) cốc dạng thấp;
b) cốc dạng cao.
Các loại cốc thí nghiệm có mỏ trong tiêu chuẩn này có dạng và dung tích danh định như sau:
a) Cốc dạng thấp: 5 - 10 - 25 - 50 - 100 - 250 - 400 - 600 - 800 - 1000 - 2000 - 3000 - 5000 ml;
b) Cốc dạng cao: 50 - 100 - 150 - 250 - 400 - 600 - 800 - 1000 - 2000 - 3000 ml.
Thiết kế của cốc phải thể hiện rõ sự chênh lệch giữa dung tích danh định và dung tích tràn.
Dung tích của cốc được xác định theo một trong các mối quan hệ dưới đây:
- Dung tích tràn của cốc phải lớn hơn dung tích danh định 10 %, hoặc
- Khoảng cách giữa vạch dấu dung tích danh định và dung tích tràn không được nhỏ hơn 10 mm.
Phải áp dụng một trong hai mối quan hệ nào tạo ra sự chênh lệch lớn hơn về dung tích.
6.1. Yêu cầu chung
Cốc phải được làm bằng thủy tinh borosilicat có tính chất nhiệt và hóa phù hợp, nên làm bằng thủy tinh borosilicat 3.3 theo ISO 3585.
Thủy tinh không được có các khuyết tật nhìn thấy và ứng suất nội có thể làm giảm tính năng của cốc.
6.2. Độ bền nước
Khi thử nghiệm theo trình tự và sử dụng phân loại trong ISO 719, thủy tinh để chế tạo cốc phải phù hợp với các yêu cầu của cấp HGB 1.
6.3. Độ bền sốc nhiệt
Thủy tinh phải có hệ số dãn nở nhiệt dài bằng 5,6 x 10-6 oC-1 trong phạm vi nhiệt độ từ 20oC đến 300oC.
CHÚ THÍCH Khi người mua có yêu cầu được biết về độ bền sốc nhiệt của các loại cụ thể và độ dày thành của cốc, phương pháp thử được tiến hành theo TCVN 7155:2002 (ISO 718:1990). Khách hàng và nhà sản xuất có thể thỏa thuận về độ chênh lệch nhiệt độ và một số thay đổi xảy ra của các loại của cốc trong khi tiến hành thử.
7.1. Đáy cốc
Thiết kế của đáy phải đảm bảo sao cho cốc có thể đứng vững theo phương thẳng đứng trên mặt phẳng nằm ngang mà không bị lắc hoặc xoay.
7.2. Thành bên
Thành bên của cốc phải hơi loe ra tại nơi gần mép theo đường cong đều và nhẵn. Đường kính của mép phải lớn dần dần từ 5 đến 15 % so với đường kính của thân cốc. Cạnh viền của mép phải nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy.
7.3. Mỏ rót
Mỏ rót phải có hình dạng sao cho sau khi rót nước vào cốc, nước có thể được rót vào theo dòng chảy đều mà không chạm vào thành bên của cốc. Khi đặt cốc trên mặt phẳng nằm ngang và tiếp tục rót nước vào qua mức dung tích tràn thì trước hết nước phải tràn qua mỏ rót chứ không phải bất kỳ vị trí nào của miệng cốc.
7.4. Thang đo
Cốc có thể có thang đo, thang đo chỉ cần biểu thị gần đúng thể tích nước chứa trong cốc.
8.1. Kích thước cơ bản
Kích thước cơ bản của cốc được cho trong Bảng 1.
8.2. Dung sai của đường kính ngoài và toàn bộ chiều cao là 5 % (xem lời giới thiệu).
Bảng 1 - Kích thước cơ bản của cốc thí nghiệm có mỏ
Kiểu |
Dung tích danh định |
Đường kính ngoài |
Chiều cao phủ bì |
Chiều dày tối thiểu của thành cốc |
ml |
mm |
|||
Dạng thấp |
5 10 25 50 100 150 250 400 600 800 1000 2000 3000 5000 |
22 26 34 42 50 60 70 80 90 100 105 130 150 170 |
30 35 50 60 70 80 95 110 125 135 145 185 210 270 |
0,7 0,7 0,7 0,8 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,3 1,3 1,4 1,7 2,0 |
Dạng cao |
50 100 150 250 400 600 800 1000 2000 3000 |
38 48 54 60 70 80 90 95 120 135 |
70 80 95 120 130 150 175 180 240 280 |
0,8 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,3 1,3 1,4 1,7 |
8.3. Bán kính tại đáy cốc
Cốc có dung tích từ 250 ml trở lên phải có bán kính ngoài tại nơi tiếp xúc giữa đáy và thành bên từ 15 % đến 20 % đường kính ngoài.
Cốc có dung tích từ nhỏ hơn 250 ml phải có bán kính tối thiểu tại nơi tiếp xúc giữa đáy và thành bên là 5 % đường kính ngoài.
8.4. Độ dày của thành cốc
Giá trị tối thiểu khuyến cáo đối với độ dày thành của cốc được cho trong Bảng 1.
CHÚ THÍCH Cần tránh các thay đổi cục bộ.
Các ký nhãn hiệu sau phải được ghi khắc rõ ràng và cố định trên tất cả các cốc:
a) dung tích danh định, ví dụ: “100 ml” (hoặc 100), và thang đo nếu được ghi khắc trên cốc;
b) tên hoặc thương hiệu của nhà sản xuất;
c) loại thủy tinh, nếu không thể có ký hiệu nhận dạng khác.
Ngoài ra, mỗi cốc phải có vị trí có bề mặt thuận lợi cho việc đánh dấu bằng bút chì.