VI KHUẨN COLIFORM TRONG NƯỚC VÀ TÁC HẠI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI- HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN COLIFORM/E.COLI BẰNG GIẤY TEST NHANH CỦA SUNCOLI
Vi khuẩn Coliform là loại vi khuẩn có thể sinh sống trong nhiều môi trường khác nhau như đất, nước và cả hệ tiêu hóa của con người. Đây chính là thủ phạm gây nhiều bệnh nguy hiểm trên hệ tiêu hóa như tiêu chảy, mất nước dẫn tới suy thận, thậm chí là tử vong.https://htvlab.com/hang-cung-cap/suncoli-test-nhanh-vi-sinh/
1. Vi khuẩn Coliform là gì?
Coliform là một loại vi khuẩn gram âm kỵ khí, hình que và không có bào tử. Vi khuẩn Coliform có khả năng lên men đường lactose kèm theo sinh hơi, axit và aldehyde trong vòng 24 - 48 giờ.
Loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau như đất, nước (nước sinh hoạt, nước uống, nước nuôi trồng thủy sản), trong thức ăn và chất thải của động vật. Con người căn cứ vào số lượng Coliform và E.coli trong nước để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng vi khuẩn Coliform có trong nước như sau:
- Trong nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT): Hàm lượng Coliform tổng số là 0 vi khuẩn/100ml;
- Trong nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT): Hàm lượng Coliform tổng số được cho phép là 50 vi khuẩn/100ml;
- Trong nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT): Hàm lượng Coliform được cho phép là 3000 mg/l đối với nước thải loại A và 5000 mg/l đối với nước thải loại B.
2. Biểu hiện khi cơ thể nhiễm vi khuẩn Coliform
Quá trình ủ bệnh sau nhiễm Coliform thường là 3 - 4 ngày. Đến khi phát bệnh, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng không rõ ràng như: Tiêu chảy nhẹ, tiêu chảy ngắt quãng, mệt mỏi, sốt,... Triệu chứng bệnh không đặc hiệu nên dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
3. Tác hại của vi khuẩn Coliform
Coliform có thể gây ra các rối loạn tạo nên chứng tiêu chảy gây mất nước, rối loạn máu, suy thận hay thậm chí là tử vong. Sự nguy hại của loại vi khuẩn này càng nghiêm trọng hơn ở người già và trẻ em do đây là những đối tượng có sức đề kháng yếu. Trong khi đó, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, chủ yếu là tiêu chảy và sốt nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Việc này làm lỡ cơ hội điều trị bệnh kịp thời từ giai đoạn sớm.
4. Nguyên nhân vi khuẩn Coliform tồn tại trong nước
Những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của vi khuẩn Coliform trong nước gồm:
- Xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và phân động vật không đúng cách, không đúng quy trình chuẩn khiến cho chất thải có chứa vi khuẩn Coliform ngấm vào lòng đất, thấm vào các mạch nước ngầm và khiến nguồn nước bị nhiễm khuẩn Coliform;
- Các nhà máy xử lý nước sinh hoạt chưa xử lý triệt để vi khuẩn Coliform;
- Nguồn nước giếng chưa xử lý vì nguồn cung cấp nước giếng chính là các mạch nước ngầm đã bị ngấm vi khuẩn Coliform;
- Nước máy nhiễm khuẩn Coliform do chảy qua các đường ống cũ, bị gỉ sét do thời gian sử dụng quá dài;
- Nước mưa chưa qua xử lý.
5. Hướng dẫn phát hiện Coliform và E.coli bằng Giấy phát hiện Coliform/E.coli (Loại 6) của Suncoli
Theo luật Vệ Sinh Thực phẩm( Nhật Bản), thực phẩm thường sẽ không thể phát hiện liệu có nhiễm Coliforms hoặc E.coli hay không. Đây là một loại giấy phát hiện đã được sửa đổi để có thể phân biệt cụ thể E. coli với các vi khuẩn Coliform khác như một chỉ số về sự nhiễm, phân giữa các vi khuẩn Coliform như vi khuẩn chỉ thị vệ sinh.
Thông tin sản phẩm Giấy phát hiện Coliform/E.coli:
Phản ứng màu: |
Màu xanh |
Nhiệt độ ủ: |
35-37 ºC |
Thời gian ủ: |
24 giờ |
Bảo quản: |
Trong bóng tối và mát |
Đóng gói: |
100 cái/hộp |
Hạn sử dụng: |
1 năm |
Hướng dẫn sử dụng Test kiểm tra Coliform/E.coli của SunColi:
Ủ túi chứa mẫu thử ở 35-370C trong 24h rồi đọc kết quả:
E. coli và Coliform tạo thành các khuẩn lạc màu xanh lam. Hơn nữa, vi khuẩn E. coli phát quang khi được chiếu dưới tia cực tím của đèn UV.
Cách tính số lượng vi khuẩn trong 1g hoặc 1 ml:
- Trong mẫu nước: số khuẩn lạc X 1
- Trong mẫu thực phẩm: số khuẩn lạc X 30
- Trên tay, dụng cụ, và thiết bị: số khuẩn lạc X 40
Các lưu ý khi sử dụng:
1) Trước khi thực hiện test, rửa kỹ đầu ngón tay của bạn và sau đó khử trùng kỹ bằng bông tẩm cồn.
2) Vì giấy hoàn toàn vô trùng (tiệt trùng), ngoại trừ phần trên của lỗ thủng. Không chạm trực tiếp.
3) Sau khi nhúng giấy vào mẫu, thả các giọt mẫu xuống tự nhiên (1 giấy test sẽ thấm khoản 1ml mẫu dung dịch, loại bỏ phần thừa bằng cách lắc nhẹ).
4) Đặt giấy vào túi ban đầu và dùng ngón tay ấn nhẹ từ trên cùng của túi để túi và giấy tiếp xúc gần nhau để loại bỏ không khí bên trong. Trong trường hợp này, lưu ý không ấn mẫu quá mạnh để mẫu trong giấy không bị trào ra khỏi túi.
5) Khi đếm khuẩn lạc xanh sau khi nuôi cấy, giữ hơi trong túi và dùng bút lông để đánh dấu các khuẩn lạc xanh từ trên xuống. Trong trường hợp đó, khi đếm các khuẩn lạc bên trong tờ giấy, bạn có thể đếm các các khuẩn lạc bên trong bằng cách nhìn vào các tia sáng.
6) Vì sản phấm Suncoli nhậy cảm với anh ánh sáng và nhiệt độ nên bảo quản ở điều kiện tránh ánh sáng trực tiếp và môi trường mát mẻ ( Tủ lạnh).
7) Lưu mẫu: cho Alcohol hoặc cồn 70 vào giấy phát hiện trong túi để tránh nhiễm khuẩn. Khử trùng và bảo quản kết quả: Lấy ra khỏi túi, kẹp giữa 2 tờ giấy sấy khô tờ giấy mẫu (lưu ý không dùng nhiệt độ quá cao)
8) Xử lý mẫu sau khi sử dụng: bằng cách thiêu hủy hoặc hấp bỏ bằng nồi hấp tiệt trùng để tránh lây nhiễm.