Cách sử dụng tỷ trọng kế đo độ mặn
Tỷ trọng kế là một ''người bạn đồng hành'' không thể thiếu của các hộ nuôi trồng thủy sản. Vậy tỷ trọng kế đo độ mặn là gì? Các bước sử dụng tỷ trọng kế diễn ra như thế nào? Những thông tin sau đây sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc của bạn.
Độ mặn là gì?
- Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰, viết tắt của từ salinity là tổng lượng gram các chất hòa tan có trong 1 kg nước. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc xác định nhiều khía cạnh hóa học của nước tự nhiên và các quá trình sinh học bên trong nó. Đồng thời, độ mặn cũng là một biến trạng thái nhiệt động lực, cùng với nhiệt độ và áp suất, chi phối các đặc tính vật lý như mật độ và khả năng nhiệt của nước.
- Độ mặn thường được biểu thị bằng phần nghìn (ppt) hoặc phần trăm (%). Công thức tính độ mặn:
S = g (muối) / kg (nước biển).
Tầm quan trọng của việc đo được độ mặn trong nước
- Độ mặn là một yếu tố quan trọng có tác động đáng lớn đến hệ miễn dịch, làm thay đổi áp suất thẩm thấu và nhiều yếu tố khác của môi trường nước. Từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển của các loài sinh vật sống trong nước.
- Đo độ mặn của nước biển hoặc nước ở các cửa sông - nơi nước ngọt từ sông hoặc suối hòa lẫn với nước biển rất quan trọng vì các sinh vật thủy sinh tồn tại và phát triển ở các mức độ mặn khác nhau. Các sinh vật nước mặn có thể tồn tại ở độ mặn lên tới 40 ppt, trong khi nhiều sinh vật nước ngọt không thể sống ở độ mặn trên 1 ppt.
- Cũng như nhiệt độ, áp suất, độ mặn có ảnh hưởng đến nồng độ Oxy hòa tan (DO) ở trong nước: Cùng một điều kiện thì độ mặn của nước càng giảm thì DO lại càng tăng.
Tiêu chuẩn độ mặn trong nước
Độ mặn của nước |
|||
Nước ngọt |
Nước lợ |
Nước mặn |
Nước muối |
< 0.05% |
0.05 – 3 % |
3 – 5 % |
> 5% |
< 0.5 ppt |
0.5 – 30 ppt |
30 – 50 ppt |
> 50 ppt |
Để đo độ mặn của nước, người ta sử dụng tỷ trọng kế.
Tỷ trọng kế đo độ mặn là gì?
Dụng cụ hỗ trợ không thể thiếu trong các ao nuôi thủy sản
Cấu tạo của tỷ trọng kế
Tỷ trọng kế đo độ mặn là một thiết bị dùng để đo độ mặn của các ao nuôi trồng thủy, hải sản. Thiết bị này có khả năng đo được ion Natri và ion Chloride mang điện tích dương và điện tích âm di chuyển tự do trong nước, từ đó có thể kiểm soát và tìm ra giải pháp để duy trì độ mặn thích hợp, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho các loài thủy, hải sản trong ao.
Với thiết kế rất nhỏ gọn, tiện lợi và nhanh chóng cho ra kết quả chính xác. Thiết bị bao gồm các bộ phận chính như: phím chuyển chức năng đo, màn hình hiển thị, phím giữ kết quả đo.
=> Lưu ý để sử dụng tỷ trọng kế đạt độ chính xác cao nhất: Đo khi nhiệt độ ngoài trời thấp, tại khu vực mặt nước êm.
Cách sử dụng tỷ trọng kế đo độ mặn
Hình ảnh minh họa - sử dụng tỷ trọng kế đo độ mặn nước ao nuôi tôm
-- Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng: tỷ trọng kế, xô (chiều cao từ 25-30 cm để tỷ trọng kế có thể nổi lên được).
-- Bước 2: Mở nắp của tỷ trọng kế theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, thao tác nhẹ nhàng, tránh tình trạng trầy xước, hư hỏng thiết bị.
-- Bước 3: Lấy tỷ trọng kế ra khỏi hộp đựng theo chiều thẳng đứng một cách nhẹ nhàng. Vệ sinh và lau lại thiết bị bằng nước cần đo độ mặn.
-- Bước 4: Múc đầy nước vào xô nhựa đã chuẩn bị sẵn. Nước này được lấy từ tầng giữa của ao để đảm bảo độ chính xác lớn nhất.
-- Bước 5: Đổ đầy nước cần kiểm tra vào ống đong.
-- Bước 6: Cầm tỷ trọng kế theo chiều thẳng đứng, xoay tròn ngược - xuôi dụng cụ này theo hình tròn sau đó nhẹ nhàng bỏ vào hộp đo để nước từ từ chảy ra ngoài.
-- Bước 7: Chờ một vài phút để tỷ trọng kế có độ ổn định tương đối.
-- Bước 8: Quan sát mực nước ngay vạch chia của cây tỷ trọng kế, nhìn ngang xem mặt nước trùng với vạch nào trên thân thiết bị (lấy mực nước theo vạch gần nhất nếu mực nước không trùng với bất kì vạch nào)
-- Bước 9: Đọc kết quả trên vạch và ghi ngay vào sổ nhật kí.
-- Bước 10: Rút cây tỷ trọng kế ra khỏi lọ đo. Vệ sinh và rửa tỷ trọng kế cũng như hộp đựng bằng nước sạch. Sau đó lau khô tỷ trọng kế, cất vào hộp đựng theo thứ tự đã lấy ra. Xoáy nắp hộp bảo vệ thật chặt để đảm bảo tỷ trọng kế không bị hư hỏng.