KHẢO SÁT PH TRONG NƯỚC NHANH VÀ CHÍNH XÁC

19/04/2021 | 1188 |
0 Đánh giá

Đo độ pH của nước để làm gì? Có lẽ nhiều người vẫn không biết được độ pH đóng vai trò thế nào trong nước và các loại nước với độ pH khác nhau có ý nghĩa thế nào. Vậy làm sao để biết về độ pH của nước? Cách đo độ pH của nước như thế nào chính xác nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

 

KHẢO SÁT PH TRONG NƯỚC NHANH VÀ CHÍNH XÁC

1. Độ pH của nước là gì? Ý nghĩa và cách tính độ pH.

Trước khi biết về cách đo độ pH của nước chúng ta hãy cùng tìm hiểu về độ pH là gì. pH là đơn vị đo tính kiềm và tính axit trong nước. Thang đo độ pH từ 0 cho đến 14 với mức cân bằng là 7 (trung hòa), từ 7 trở về 0 có tính axit tăng dần, từ 7 đến 14 có tính kiềm tăng dần (pH = 0 có tính axit cao nhất, pH = 14 có tính kiềm cao nhất). 

Xét về độ pH của nước, mỗi giá trị tăng sẽ bằng gấp 10 lần về độ kiềm và axit. Chẳng hạn như nước tinh khiết có độ pH = 7, sữa có độ pH = 6, cà phê có độ pH = 5. Điều này sẽ đồng nghĩa cà phê có lượng axit gấp 10 lần sữa, gấp 100 lần nước tinh khiết.

Muối hòa tan và axit là 2 thành phần luôn có trong nước, tùy mỗi loại nước mà liều lượng khác nhau. Chính vì thế mà độ pH của nước có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức cân bằng. Bên cạnh đó, muối hòa tan có trong nước chính là thành phần đã “góp” chút hương vị cho nước.

 Hướng dẫn đo nồng độ pH của nước từ máy lọc nước tạo kiềm | Công Nghệ Nhật

Độ pH thể hiện tính chất của nước

  • Trong dung dịch nước ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn (STP), giá trị pH bằng 7 chỉ ra tính trung hòa (tức nước tinh khiết) do nước phân ly một cách tự nhiên thành các ion H+ và OH− với nồng độ tương đương 1×10−7 mol/L. Một giá trị pH thấp hơn (ví dụ pH = 3) chỉ ra rằng độ axít đã tăng lên, và một giá trị pH cao hơn (ví dụ pH = 11) chỉ ra rằng độ kiềm đã tăng lên.
  • pH trung hòa không chính xác bằng 7; nó chỉ ngầm ý là nồng độ các ion H+ là chính xác bằng 1×10−7 mol/L. Tuy nhiên, các giá trị là đủ gần để pH trung hòa là 7,00 tới ba chữ số đáng kể nhất, nó là đủ gần để người ta coi nó chính xác bằng 7. Trong các dung dịch không chứa nước hay ở các điều kiện không tiêu chuẩn, thì giá trị pH trung hòa thậm chí có thể không gần với 7. Thay vì thế, nó liên quan với hằng số điện ly cho dung môi cụ thể đang được sử dụng. (Lưu ý rằng nước tinh khiết, khi bị phơi trong khí quyển, sẽ hấp thụ một phần cacbon điôxít, một số trong các phân tử CO2 này sẽ phản ứng với nước để tạo ra axít cacbonic và H+, vì thế làm giảm pH xuống còn khoảng 5,7.)
  • Phần lớn các chất có pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14, mặc dù các chất cực axít hay cực kiềm có thể có pH < 0 hay pH > 14.

Mặc dù pH không có đơn vị đo, nhưng nó không phải là thang đo ngẫu nhiên; số đo sinh ra từ định nghĩa dựa trên độ hoạt động của các ion hiđrô trong dung dịch. Công thức để tính pH là:

Trong đó:

  • [H+] biểu thị độ hoạt động của các ion H+ (hay chính xác hơn là [H3O+], tức các ion hiđrônium), được đo theo mol trên lít (còn gọi là phân tử gam). Trong các dung dịch loãng (như nước sông hay từ vòi nước) thì độ hoạt động xấp xỉ bằng nồng độ của ion H+.
  • Log10 biểu thị lôgarit cơ số 10, và pH vì thế được định nghĩa là thang đo lôgarít của tính axít. Ví dụ, dung dịch có pH=8,2 sẽ có độ hoạt động [H+] (nồng độ) là 10−8.2 mol/L, hay khoảng 6,31 × 10−9 mol/L; một dung dịch có độ hoạt động [H+] là 4,5 × 10−4 mol/L sẽ có giá trị pH là −log10(4,5 × 10−4), hay khoảng 3,35.

Độ pH trong nước có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật sống dưới nước. Cá thường không sống được trong môi trường nước có độ pH < 4 hoặc pH > 10. Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO4, NO3, v.v…

The science ph scale | Free Vector on Freepik

2. Các phương pháp đo độ pH

2.1 Sử dụng giấy quỳ

Nhắc đến đo độ pH chắc chắn bất kỳ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến giấy quỳ, một loại giấy được làm từ địa y. Để kiểm tra bằng giấy quỳ vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Cho mẫu nước bạn muốn đo độ pH vào ống nghiệm hoặc cốc nhỏ.

  • Nhúng giấy quỳ vào nước

  • Giấy quỳ màu đỏ khi gặp nước có tính kiềm sẽ chuyển sang màu xanh (pH >7). Và giấy quỳ màu xanh gặp nước có tính axit sẽ chuyển sang màu đỏ (pH <7). Nước trung tính (độ pH = 7) sẽ không làm giấy quỳ đổi màu 

Tuy đây là biện pháp đơn giản, dễ làm và phổ biến nhất nhưng nó chỉ có thể giúp bạn kiểm nghiệm tính chất của nước thiêng về tính gì. Bạn không thể đo chính xác chỉ số pH của nước bằng giấy quỳ. 

2.2 Sử dụng que thử pH

Biện pháp đo ph của nước cũng phổ biến không kém đó là dùng que thử pH của hãng Johnson. Cũng là giấy nhưng loại giấy này sẽ có màu sắc thay đổi dựa theo mức độ pH của nước trong phạm vi 0.5 đơn vị, cho kết quả cụ thể và chính xác hơn giấy quỳ.

Cách thức thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Cho mẫu nước muốn thử nghiệm vào cốc hoặc ống nghiệm, nhúng que thử vào.

  • Sau khoảng 2 phút, que thử sẽ đổi màu và cho bạn kết quả chính xác. 

  • Dựa vào màu pH và đối chiếu kết quả với que thử để biết kết quả.

 2.3 Sử dụng kit Sera PH Test

    Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. Sau đó lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra. So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng. Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.

2.4 Sử dụng máy đo pH

Để kiểm tra độ pH của nước chuẩn nhất, bạn có thể “đầu tư” cho mình một chiếc máy đo pH. 

Để đảm bảo kết quả đo chính xác, thì trong lần đo đầu tiên cần phải hiệu chuẩn đồng hồ. Bằng cách đo thử nước cất, nếu kết quả cho là 7.0 thì đồng hồ đã được hiệu chuẩn và cho ra kết quả chính xác. Bạn chỉ cần dùng đầu dò của máy vào mẫu nước muốn kiểm tra, màn hình điện tử sẽ thể hiện phép đo và cho kết quả chính xác có 2 chữ số ở phần thập phân.

Hiện nay Công ty TNHH Vật Tư Khoa Học Kỹ Thuật HTV chúng tôi cung cấp tất cả các mặt hàng phụ vụ cho nhu cầu đo pH của khách hàng. Ngoài chỉ tiêu pH, chúng tôi còn cung cấp các loại test nhanh cho nhiều loại chỉ tiêu khác nhau như Nitrit, Nitrate, Sulfit, Peroxit... 

LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG VỚI CHÚNG TÔI:

Công ty TNHH Vật Tư Khoa Học Kỹ Thuật HTV

VPDD: 1122/26 Quang Trung , Phường 8, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

HOTLINE/ZALO 0938440413

EMAILSales@htvsci.com

 


Tin tức liên quan

Bình luận