5 LƯU Ý KHI LẤY MẪU VÀ TEST CÁC CHỈ TIÊU CỦA NƯỚC THẢI
Điều quan trọng khi lấy mẫu nước thải là lựa chọn vị trí đúng mẫu thực sự đại diện cho dòng thải. Các mẫu không chỉ xác định các thông số cơ bản mà còn phải phản ánh nồng độ biến thiên đột ngột (sốc tải). Test chỉ tiêu đầu vào cũng khác với chỉ tiêu đầu ra cũng như chỉ tiêu trong quá trình xử lý. Vì vậy, để kiểm tra toàn bộ hệ thống ta phải kiểm tra lấy mẫu tại nhiều vị trí và test những thông số đặc trưng cho mẫu tại vị trí đó.
1. Lấy mẫu và test các chỉ tiêu đầu vào
Mục đích của việc test mẫu đầu vào là để xác định nồng độ các chất ô nhiễm để có sự điều chỉnh phù hợp về các vật tư hóa chất sử dụng trong hệ thống. Ngoài ra, chúng còn giúp phát hiện sớm hiện tượng sốc tải khi có những thay đổi đột ngột về nồng độ các chất ô nhiễm từ đó ta sẽ có hướng xử lý phù hợp trước khi đưa nước đi vào hệ thống xử lý.
Các chỉ tiêu thường test đầu vào là nhiệt độ, pH, COD, amoni, cảm quan về màu, TSS,…Ngoài ra, tùy vào đặc thù nước thải xử lý mà sẽ có thêm những chỉ tiêu khác tùy vào yêu cầu cũng như điều kiện cơ sở vật chất của hệ thống.
Vị trí lấy mẫu để test đầu vào có 2 vị trí cần quan tâm là tại đầu thu gom và tại bể điều hòa. Tại đầu thu gom sẽ phản ánh đặc trưng riêng biệt tại vị trí và thời điểm lấy mẫu. Còn bể điều hòa đại diện cho nước đã được đồng nhất để chuẩn bị vào hệ thống. So sánh 2 mẫu này ta sẽ phát hiện ngay khi có chuyển biến lớn tại nguồn đầu vào.
2. Lấy mẫu và test các chỉ tiêu đầu ra
Mục đích đánh giá test mẫu đầu ra là để đánh giá hiệu quả của quá trình xử lý đạt hay chưa đạt. Tùy vào chuẩn xả thải của hệ thống là cột A hay cột B mà các chỉ tiêu kiểm tra và đối chứng sẽ khác nhau nhưng cơ bản vẫn là các chỉ tiêu có thể kiểm tra nhanh như: pH, COD, TSS, Amoni, Nitrate,…
Mẫu test nước đầu ra sẽ được lấy nước tại bể khử trùng vì đây là điểm cuối của quá trình xử lý trước khi xả thải.
3. Lấy mẫu trong quá trình xử lý
Mục đích của việc lấy mẫu này là để theo sát quá trình xử, đánh giá hiện trạng xử lý tại hệ thống để có những điều chỉnh phù hợp về vật tư.
Mẫu này thường được lấy tại bể vi sinh. Nên để cho chai lấy mẫu chìm sâu khỏi bể mặt để lấy mẫu nước tại tâm của bể, tránh chỉ lấy mẫu tại nước mặt thì việc đánh giá sẽ không chuẩn xác cũng như việc xác định lượng bùn sẽ không đúng.
Trên đây là một vài lưu ý nhỏ về cách lấy mẫu tại những vị trí khác nhau để đánh giá cảm quan được toàn bộ hệ thống. Hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin bổ ích để có thể vận hành hệ thống chuẩn chỉnh hơn hiệu quả hơn.
Mọi thông tin chi tiết về “5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải” xin liên hệ:
Công Ty TNHH Vật Tư Khoa Học Kỹ Thuật HTV
Chuyên cung cấp các thiết bị và giải pháp phòng thí nghiệm hàng đầu tại VN
Phương châm hoạt động: "Tất cả vì sự hài lòng của khách hàng"
"Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp" giải đáp, hỗ trợ khách hàng tận tình
Đảm bảo cung cấp "sản phẩm chính hãng, chất lượng cao" cùng chính sách bảo hành miễn phí
Địa chỉ: 1122/26 Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Email: Sale@htvsci.com Hotline: 028 6685 1358
Facebook: Công ty TNHH vật tư khoa học kỹ thuật HTV Website: https://htvlab.com/