Tại sao phải kiểm tra Amoni trong nước thải

18/09/2021 | 1229 |
0 Đánh giá

Hàm lượng Nitơ và amoniac cao trong nước thải chính là vấn đề nan giải với nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, đô thị, cao ốc… hiện nay, đặc biệt là khi các tiêu chí kiểm định chất lượng nước thải đầu ra quy định ngày càng nghiêm ngặt.

Amoni không quá độc với con người và động vật. Tuy nhiên, nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.

– Amoni gây cản trở trong công nghệ xử lý nước cấp: làm giảm tác dụng của clo, giảm hiệu quả khử trùng nước. Amoni cùng với các chất vi lượng trong nước (hợp chất hữu cơ, phốt pho, sắt, mangan…) sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sau xử lý. Nước có thể bị đục, đóng cặn trong hệ thống dẫn, chứa nước. Nước bị xuống cấp, làm giảm các yếu tố cảm quan ( NH4+) là nguồn dinh dưỡng để rêu tảo phát triển, vi sinh vật phát triển trong đường ống gây ăn mòn, rò rỉ và mất mỹ quan).

Bên cạnh đó, nồng độ amoni trong nước cao, rất dễ tạo thành các nitrat (NO2-), nitrit (NO3-). Trong cơ thể động vật, nitrit và nitrat có thể biến thành N – nitroso – là chất tiền ung thư. Nước nhiễm amoni còn nghiêm trọng hơn nhiễm asen rất nhiều vì amoni dễ dàng chuyển hóa thành các chất độc hại, lại khó xử lý.

Các hợp chất nito trong nước có thể gây nên một số bệnh nguy hiểm cho người sử dụng nước. Nitrat tạo ra chứng thiếu vitamin và có thể kết hợp với các amin để tạo nên những nitrosamin là nguyên nhân gây ung thư ở người cao tuổi.

– Khi ăn uống nước có chứa nitrit, cơ thể sẽ hấp thu nitrit vào máu và chất này sẽ tranh oxy của hồng cầu làm hemoglobin mất khả năng lấy oxy, dẫn đến tình trạng thiếu máu, xanh da.

– Nitrit đặc biệt nguy hiểm cho trẻ mới sinh dưới sáu tháng. Nó có thể làm chậm sự phát triển, gây bệnh ở đường hô hấp, trẻ bị xanh xao, ốm yếu, thiếu máu, khó thở do thiếu oxi trong máu.

Đối với người lớn, nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm làm thành một hợp chất nitrosamin. Nitrosamin có thể gây tổn thương di truyền tế bào – nguyên nhân gây bệnh ung thư.

QUY ĐỊNH NỒNG ĐỘ AMONI TRONG NƯỚC THẢI

Trong quy chuẩn QCVN 01: 2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 đối vói nước ăn uống quy định nồng độ amoni có trong nước không được vượt quá 3 mg/L.

Trong QCVN 02:2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước sinh hoạt cũng quy định cả mức I và mức II nồng độ amoni cũng không vượt quá 3 mg/L.

Xem thêm 

Bộ kit kiểm tra Amoni WAE-NH4

Bộ kit kiểm tra Amoni WAK-NH4

Bộ kit kiểm tra Amoni thang cao WAK-NH4-C

Bộ kit kiểm tra Amoni WIT-NH4

Mua nhanh các bộ kit này qua hotline 090.111.0413


Tin tức liên quan

Bình luận