Tiêu chuẩn HACCP là gì? Tại sao phải xây dựng hệ thống HACCP?

25/09/2021 | 767 |
0 Đánh giá

Hiện nay, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam đang là vấn đề rất đang lo ngại. Bởi thực phẩm bẩn đang lan tràn trên thị trường khiến cho người tiêu dùng hoang mang; không biết nên chọn cho mình loại thực phẩm nào để an toàn nhất. Chính vì thế, các doanh nghiệp thực phẩm đã và đang áp dụng tiêu chuẩn HACCP; để có thể nâng cao thương hiệu và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

Tiêu chuẩn HACCP là gì?

HACCP chính là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point. Đây là hệ thống quản lý có tính phòng ngừa; thông qua nhận biết các mối hiểm quy để đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ đó doanh nghiệp sẽ thực hiện những biện pháp phòng ngừa; thực hiện kiểm soát tại những điểm tới hạn.

Trong suốt khoảng thời gian ra đời và phát triển đến nay hơn 30 năm thì Hệ thống HACCP đã giúp giảm thiểu được rủi ro cho an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất chế biến. Lợi ích to lớn mà HACCP mang lại rất rõ ràng cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. HACCP đã thực sự trở thành một hệ thống an toàn thực phẩm hoàn chỉnh cho các phương pháp kiểm tra truyền thống vì HACCP chú trọng đến kiểm soát quá trình chứ không chỉ đơn thuần là kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Chứng nhận HACCP giúp các doanh nghiệp có được lợi thế trong việc chứng minh được việc sản xuất thực phẩm của mình với khách hàng và các đối tác trong và ngoài nước luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 kết hợp với hệ thống HACCP giúp hệ thống quản lý chuỗi cung ứng thục phẩm từ khâu sản xuất đến khâu chế biến được đảm bảo an toàn và giảm thiểu tối đa các rủi ro về các mối nguy trong thực phẩm.

Tại sao phải xây dựng hệ thống HACCP?

Việc có chứng chỉ HACCP chính là một bước đệm quan trọng; để doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trong hệ thống của mình. Chứng chỉ ISO là một loại chứng chỉ cực kỳ quan trọng trong việc tạo niềm tin của người tiêu dùng; tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Và một trong những điều kiện để có chứng chỉ ISO 22000; đó chính là doanh nghiệp phải sở hữu chứng chỉ HACCP.

Việc sở hữu chứng chỉ HACCP sẽ giúp cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm nâng cao được sự uy tín về chất lượng của sản phẩm của mình. Từ đó nâng cao sự cạnh tranh, tăng khả năng chiếm lĩnh cũng như mở rộng thị trường so với những đối thủ khác. Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thực phẩm. Thực phẩm khi xuất khẩu sẽ đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cực kỳ khắt khe. Hiện nay, chứng chỉ HACCP đã được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Chính vì thế nếu như doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP; thì chắc chắn sẽ mở rộng thị trường hơn. Đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu khó tính của khách hàng trong lĩnh vực thực phẩm.

Những doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ HACCP sẽ được phép in dấu chứng nhận HACCP trên nhãn hàng sản phẩm của mình. Và từ đó khách hàng sẽ có thể nhận biết được dấu chứng nhận này một cách dễ dàng và từ đó sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. Sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng sẽ nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Một khi đã có niềm tin tuyệt đối của khách hàng thì những chi phí bán hàng, quảng cáo cũng từ đó mà giảm rất nhiều.

Việc đạt được tiêu chuẩn an toàn thực phẩm HACCP; cũng sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc đàm phán; kí kết hợp đồng thương mại trong nước và quốc tế. Bởi một khi đã áp dụng tiêu chuẩn HACCP trong sản xuất kinh doanh; thì có nghĩa là doanh nghiệp đã và đang kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình rất tốt. Và đó là một phần quan trọng để thuận lợi khi giao dịch với khách hàng, đối tác.

Chứng chỉ HACCP sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu; về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Khi áp dụng và sử dụng những nguyên tắc của tiêu chuẩn này; có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ; một cách nghiêm túc những nguyên tắc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình. Sản phẩm thực phẩm khi đưa đến tay người tiêu dùng; sẽ đúng chất lượng và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Và nếu như có sự kiểm tra của các cơ quan chức năng thì doanh nghiệp sẽ chẳng phải lo lắng gì cả.

Hệ thống tiêu chuẩn HACCP bày ra 7 nguyên tắc khác nhau

– Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối hiểm nguy

Xác định các mối nguy tiềm ẩn ở mọi giai đoạn ảnh hướng tới an toàn thực phẩm từ sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng.

– Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points)
Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng.

– Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn
Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.

– Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn
Xây dựng hệ thống các chương trình thử nghiệm hoặc quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.

– Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy đủ

– Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.

– Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.


Tin tức liên quan

Bình luận