Xét nghiệm Kháng thể Covid-19 – Xác định đã có "Miễn Dịch" hay chưa ?

13/09/2021 | 1316 |
0 Đánh giá

Xét nghiệm kháng thể Covid-19 là gì? Tại sao cần xét nghiệm kháng thể sau tiêm Vaccine Covid-19?, Đối tượng nào cần xét nghiệm kháng thể? Xét nghiệm này xác định đã có miễn dịch hay chưa?

1. Xét nghiệm kháng thể COVID – 19 là gì?

Như một phần của phản ứng miễn dịch, nếu bạn đã tiếp xúc với virus COVID – 19 hoặc được tiêm chủng, cơ thể bạn sẽ sản xuất ra các kháng thể. Xét nghiệm kháng thể COVID – 19 (XNKT) cung cấp một giá trị số cho biết liệu cơ thể bạn có kháng thể với COVID – 19 hay không.
Xét nghiệm bán định lượng COVID-19 này dành cho những ai nghĩ rằng họ có thể đã bị COVID-19 và hiện không có triệu chứng. Có thể mất ít nhất hai tuần sau khi tiếp xúc với virus hoặc tiêm chủng để cơ thể phát triển kháng thể.
Có 2 điều đáng lưu ý về XNKT:

  • Xét nghiệm này không phải là xét nghiệm làm tại nhà, bạn cần được nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện.
  • Xét nghiệm này không cho bạn biết liệu bạn có bị nhiễm COVID-19 đang hoạt động hay không.

2. Nếu tôi được XNKT, kết quả sẽ cho tôi biết điều gì?

Xét nghiệm kháng thể (XNKT) sẽ cho biết liệu bạn có phát triển kháng thể với COVID-19 sau khi tiếp xúc với virus hoặc tiêm chủng hay không. Xét nghiệm này không cho bạn biết liệu bạn có bị nhiễm virus đang hoạt động hay không. Và không thể xác định mức độ miễn dịch mà bạn có.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị COVID-19, hãy liên hệ với bác sỹ để thảo luận về việc làm xét nghiệm qRT-PCR.

3. Hạn chế của xét nghiệm kháng thể COVID – 19

– Kết quả âm tính giả có thể xảy ra khi:
Bạn đi xét nghiệm kháng thể quá sớm sau khi tiếp xúc với virus hoặc tiêm chủng và cơ thể bạn vẫn chưa tạo đủ kháng thể để xét nghiệm phát hiện.
Ngoài ra, ở một số cá nhân, chẳng hạn như những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do tình trạng sức khỏe hoặc một số loại thuốc, cơ thể sẽ không phát triển được mức kháng thể có thể phát hiện được, dù người đó đã tiếp xúc với virus hoặc được tiêm chủng.
– Kết quả dương tính giả cũng có thể xảy ra:
Điều này có thể xảy ra nếu xét nghiệm phát hiện ra các kháng thể từ các coronavirus khác mà bạn có thể đã tiếp xúc, chẳng hạn như vi rút gây cảm lạnh thông thường.

4. Xét nghiệm bán định lượng kháng thể COVID-19 có thể xác định mức độ miễn dịch không?

– Kết quả âm tính giả có thể xảy ra khi:
Bạn đi xét nghiệm kháng thể quá sớm sau khi tiếp xúc với virus hoặc tiêm chủng và cơ thể bạn vẫn chưa tạo đủ kháng thể để xét nghiệm phát hiện.
Ngoài ra, ở một số cá nhân, chẳng hạn như những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do tình trạng sức khỏe hoặc một số loại thuốc, cơ thể sẽ không phát triển được mức kháng thể có thể phát hiện được, dù người đó đã tiếp xúc với virus hoặc được tiêm chủng.
– Kết quả dương tính giả cũng có thể xảy ra:
Điều này có thể xảy ra nếu xét nghiệm phát hiện ra các kháng thể từ các coronavirus khác mà bạn có thể đã tiếp xúc, chẳng hạn như vi rút gây cảm lạnh thông thường.

5. XNKT COVID-19 bán định lượng có thể theo dõi mức độ kháng thể theo thời gian không?

XNKT cung cấp một giá trị số giúp xác định xem bạn có kháng thể tại thời điểm xét nghiệm hay không. Tuy nhiên, vẫn chưa biết liệu việc theo dõi nồng độ kháng thể theo thời gian có hữu ích hay không.

6. Nên thực hiện xét nghiệm kháng thể COVID – 19 khi

  • Trước đây đã xét nghiệm dương tính với COVID-19 và muốn biết liệu cơ thể có kháng thể với COVID – 19 hay không.
  • Bạn chưa bao giờ được chẩn đoán dương tính với COVID-19 và muốn biết liệu trước đây bạn có tiếp xúc với virus hay không.

7. Không nên thực hiện xét nghiệm kháng thể COVID – 19 khi

  • Đang cảm thấy ốm hoặc bị sốt trong vòng 24 giờ qua.

  • Muốn hiểu liệu bạn hiện có COVID – 19 hay không.

  • Đã được chẩn đoán với COVID – 19 cách đây chưa đầy 10 ngày.

  • Đã tiếp xúc trực tiếp với virus COVID – 19 trong 14 ngày qua.

  • Hiện có một tình trạng sức khỏe làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.

Nghiên cứu hiện tại cho thấy tốt nhất là nên làm xét nghiệm kháng thể từ 3 đến 4 tuần sau khi bắt đầu có triệu chứng hoặc đã biết có phơi nhiễm với COVID-19 để giảm nguy cơ nhận được kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả.

TS.BS. Trần Ngọc Tuấn


Tin tức liên quan

Bình luận