ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU QUÊN TIÊM MŨI COVID-19 THỨ 2?

07/08/2021 | 718 |
0 Đánh giá

Vaccine COVID-19 là gì?

Vaccine COVID-19 là vắc xin có khả năng tạo ra kháng thể giúp cơ thể nhận biết và chiến đấu chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2. Tất cả các loại vắc xin COVID-19 qua thử nghiệm lâm sàng đều được chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc phòng, tránh triệu chứng nghiêm trọng, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19.

Vắc xin chính là biện pháp chủ động, quan trọng nhất giúp nhân loại sớm chấm dứt đại dịch và đưa cuộc sống trở lại bình thường. 

Điều gì xảy ra nếu quên tiêm mũi COVID-19 thứ 2?

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), COVID-19 Vaccine AstraZeneca cần hoàn thành đủ phác đồ 2 mũi để hệ miễn dịch tạo ra kháng thể tối đa. Thực tế cho thấy, xu hướng bỏ qua liều vắc xin COVID-19 thứ 2 ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng miễn dịch, trong trường hợp chủng ngừa không đủ liều, không đúng lịch, người được chủng ngừa vẫn có nguy cơ mắc COVID-19 nếu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định, vaccine ngừa COVID-19 là “chìa khóa” quan trọng giúp ngăn chặn đại dịch. Đeo khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách 2 mét với những người xung quanh là biện pháp giúp giảm khả năng tiếp xúc và lây lan virus, tuy nhiên các biện pháp này là không đủ. Do vậy, cần kết hợp các biện pháp trên với chủng ngừa vắc xin, nâng hiệu quả phòng COVID-19 ở mức cao nhất.

1. Quên tiêm mũi vacxin COVID-19 nhắc lại thì nên làm gì ngay?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, chích mũi vắc xin COVID-19 nhắc lại không chỉ tăng cường sức mạnh miễn dịch, tăng khả năng bảo vệ cho bản thân mà còn xây dựng khả năng miễn dịch cho cộng đồng. (2)

Hiện nay, virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện nhiều biến chủng mới, các chuyên gia nhấn mạnh, tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19 hoàn toàn có thể tránh được nếu việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 được thực hiện đầy đủ.

Nếu bạn bỏ lỡ lịch tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19 vì bất kỳ lý do nào như lo sợ các tác dụng phụ (chẳng hạn các triệu chứng như cúm), bệnh (sốt) trong ngày tiêm chủng hoặc bận công việc, quên lịch tiêm,… thì nên đến trung tâm tiêm chủng gần nhất và tiếp tục hoàn thành lịch tiêm càng sớm càng tốt. Cần lưu ý, lịch tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ 2 không được sớm hơn thời gian khuyến nghị.

2. Nếu nơi đăng ký tiêm vaccine COVID-19 hết vaccine thì phải làm sao?

Mũi tiêm nhắc lại lý tưởng của vắc xin COVID-19 AstraZeneca (Anh) có thể được tiêm trong vòng 4 – 12 tuần sau mũi tiêm đầu tiên, cần tuân thủ mũi tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ hai đúng theo khuyến cáo.

Theo khuyến cáo, tốt nhất nên thực hiện cả hai mũi vắc xin COVID-19 tại cùng một địa điểm nhằm thuận tiện cho việc theo dõi hồ sơ, lưu trữ dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, nếu nơi đăng ký vaccine COVID-19 hết liều, người tiêm chủng có thể đến điểm trung tâm tiêm chủng khác để hoàn thành mũi vắc xin còn lại.

3. Điều gì xảy ra nếu tôi chỉ muốn tiêm 1 mũi?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) và Cục quản lý Thực phẩm, Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khẳng định, các loại vắc xin COVID-19 đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả và an toàn trong việc đánh bại virus SARS-CoV-2. Nhiều người tin rằng, chỉ với một mũi vắc xin COVID-19 là đủ khả năng miễn dịch trước virus gây bệnh nên bỏ lỡ lịch mũi tiêm Covid-19 thứ 2. Tuy nhiên, thực tế chứng minh tỷ lệ miễn dịch với COVID-19 giảm xuống rất nhiều nếu bỏ lỡ hoặc trì hoãn liều vắc xin thứ 2.

Hiện nay, tất cả các loại vắc xin phòng COVID-19 được phê duyệt đa số đều sử dụng phác đồ tiêm chủng 2 liều, trừ vắc xin của Johnson & Johnson (Mỹ). Đối với vaccine COVID-19 của AstraZeneca về Việt Nam, cần tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 4-12 tuần.

COVID-19 Vaccine AstraZeneca đã được chứng minh là dung nạp tốt và hiệu quả 89% đối với người trưởng thành, giúp ngăn ngừa, giảm tỷ lệ bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19. Đặc biệt, với hai biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là Ấn Độ (B.1.617.2) và Anh (B.1.17), vaccine cũng tạo ra hiệu quả bảo vệ tương tự như chủng ban đầu.

Nguồn: Vacxin Việt Nam


Tin tức liên quan

Bình luận