GIẤY QUỲ TÍM VÀ GIẤY PH CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG?

25/05/2021 | 10363 |
0 Đánh giá

Giấy quỳ, giấy pH là các loại giấy dùng trong thí nghiệm để đo tính kiềm và acid của dung dịch. Người dùng thường hay lầm tưởng giấy pH và giấy quỳ là giống nhau, nhưng thực chất cùng một cách sử dụng nhưng 2 loại giấy lại cho ra kết quả hiển thị khác nhau.

Giấy quỳ hay giấy quỳ tím là gì?

Giấy quỳ là giấy có tẩm dung dịch quỳ trong etanol hoặc nước, được sử dụng trong ngành hóa học để thử, kiểm nghiệm pH. Khi nhúng giấy quỳ vào dung dịch, nếu màu giấy quỳ giữ nguyên màu tía thì dung dịch đó trung tính, nếu ngả sang màu xanh lá thì dung dịch đó mang tính kiềm, nếu chuyển sang màu hồng thì dung dịch đó mang tính axit. Sự thay đổi màu diễn ra ngoài khoảng pH 4,5–8,3 ở 25 °C (77 °F). Các phản ứng không phải là axit bazơ cũng có thể làm đổi màu giấy quỳ. Chẳng hạn, khí clo làm cho giấy quỳ tím đổi thành màu đỏ rồi chuyển thành màu trắng – thuốc nhuộm quỳ bị tẩy trắng,do sự có mặt của các ion hypoclorit (ClO−). Phản ứng này là không thuận nghịch, vì thế quỳ không có vai trò của chất chỉ thị màu trong tình huống này.

Giấy quỳ 

Với câu hỏi quỳ tím hoá trị mấy thì câu trả lời rất đơn giản là nó KHÔng có hoá trị vì nó chỉ là một chất chỉ thị màu axit-bazo. Quỳ tím chuyển màu phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. 

Bên cạnh đó, các loại giấy quỳ đều được làm từ gỗ và trải qua các giai đoạn tương tự như làm giấy. Điểm khác biệt duy nhất giữa giấy quỳ tím và giấy thông thường đó là chúng được bổ sung thêm hoạt chất quỳ vào bột giấy và được sấy khô. Vì được làm từ gỗ nên loại giấy này không gây độc hại và không có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.

Giấy quỳ tím đo độ pH

Giấy quỳ tím là dụng cụ để thử và nhận biết tính acid, kiềm của dung dịch nào đó. Nếu dung dịch có tính acid, quỳ tím sẽ hóa đỏ, còn khi gặp dung dịch có tính bazo, quỳ tím hóa xanh.

Quỳ tím chỉ cho ta biết độ pH một cách tương đối, độ chính xác không cao. Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng các loại chỉ thị pH cao cấp hơn như máy đo pH.Khi nhúng giấy pH vào nước thì quỳ sẽ chuyển màu sau đó ta sẽ so sánh với bảng màu, mỗi một màu sẽ thể hiện độ pH khác nhau.  Các loại máy đo pH ngoài chức năng cho biết chính xác độ pH của dung dịch mà còn cho biết nhiệt độ, độ dẫn điện của loại dung dịch cần đo. Cách làm như sau:

 Xé 1 miếng giấy quỳ nhúng vào nước, đợi quỳ đổi màu rồi so sánh với bảng màu đi kèm.

 Kiểm tra độ pH dựa trên bảng màu quy chuẩn.

pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh: Dung dịch mang tính acid

pH 7 đến 14 làm quỳ tím hoá đỏ: Dung dịch mang tính bazo

Giấy quỳ chỉ thị màu số 7: Môi trường trung tính.

Giấy quỳ, giấy pH là các loại giấy dùng trong thí nghiệm để đo tính kiềm và acid của dung dịch. Người dùng thường hay lầm tưởng giấy pH và giấy quỳ là giống nhau, nhưng thực chất cùng một cách sử dụng nhưng 2 loại giấy lại cho ra kết quả hiển thị khác nhau.

Giấy PH là gì?

Giấy pH có công dụng tương tự giấy quỳ nhưng sử dụng chuyên sâu hơn khi người sử dụng cần xác định chính xác chất thử nằm ở thang pH bao nhiêu. Giấy pH thường đi kèm bảng màu. Thang đo pH từ 1-14, với 7 là trung tính, các thang đo sẽ có các màu khác nhau để phân biệt. Thang đo càng ngắn, giấy chỉ thị càng chính xác. Giấy pH phân thành nhiều loại từ rẻ đến hàng cao cấp.

Giấy pH loại thường thông dụng là loại giấy pH 1-14 của Trung Quốc, với giá thành rẻ, số lượng nhiều, độ chính xác chỉ mang tính tương đối, dùng cho các ứng dụng thường ngày, học tập. pH 1-14 có bảng màu chia làm 14 màu tương ứng với 14 thang pH.

 

Giấy thử độ pH Trung Quốc

Giấy pH cao cấp thường xuất xứ từ Anh, Đức,.. dùng trong phòng nghiên cứu, bào chế, phòng sạch, sản xuất dược liệu,...yêu cầu cần độ chính xác cao đến rất cao vì kết quả có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Giấy pH cao cấp thường có những đặc tính như:

 Thang đo ngắn, chính xác. Bảng màu sẽ chia theo độ đậm nhạt của thang đo.

 Thang đo có số lẻ. Xác định pH chính xác của chất thử.

 Khả năng so màu 4 dãy để xác định chính xác nhất độ pH (pH Merck)

 Giá cao nhưng đi kèm chất lượng tương xứng.

Giấy thử độ pH của Merck và Johnson

 

 

Cách sử dụng giấy Quỳ và giấy pH

Lấy một miếng giấy thử và nhúng vào dung dịch cần đo. Lập tức lấy lên ngay quan sát để đọc kết quả. So giấy chỉ thị với bảng màu (nếu có) hoặc quan sát màu sắc giấy với kết quả lý thuyết thu được. Màu sắc bảng màu và giấy chỉ thị nên được soi kết quả ngoài sáng để được thông số chính xác nhất.

Không tái sử dụng giấy chỉ thị sau khi đã sử dụng qua. Bảo quản giấy nơi khô thoáng, tránh ẩm, không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, không sử dụng giấy đã biến dạng màu.

 


Tin tức liên quan

Bình luận