VI KHUẨN VIBRIO VÀ NHỮNG ĐỀU CẦN BIẾT- HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN VIBRIO BẰNG GIẤY KIỂM TRA VIBRIO (LOẠI 4) CỦA SUNCOLI
Các vi khuẩn Vibrio đều là trực khuẩn Gram âm,không có nha bào và rất di động.Hầu hết có phản ứng oxidase và catalase dương tính,lên men đường nhưng không sinh hơi.Chúng thường xuất hiện ở các vùng nước ven biển,không thích hợp với môi trường thiếu muối.
V. cholerae, V. parahaemolyticus và V. vulnificus. Cả ba loài này thường là nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm ở người do ăn phải nguồn thực phẩm bị nhiễm.Các loài khác như V. alginolyticus, V. fluvialis, V. furnissii, V. hollisae, V. metschnikovii và V. mimicus thì không phài là nguyên nhân phổ biến.
Vibrio cholerae
V. cholerae là nguyên nhân các vụ dịch tả,người là nguồn lan truyền V.cholerae.Bệnh tả thường liên quan với điều kiện vệ sinh kém và nguồn nước ô nhiễm,nhưng nó cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Các chủng V.cholerae gây dịch chủ yếu thuộc 2 nhóm huyết thanh O1 và O139,chúng có thể tồn tại cả ở nước mặn và nước ngọt.V.cholerae phát triển nhanh trong thực phẩm ở điều kiện nhiệt độ thường và cũng sống được trong thực phẩm giữ lạnh kể cả đông lạnh nhưng ở điều kiện khô không sống qúa 48h.V.cholerae rất nhạy với nhiệt nên loại bỏ dễ dàng bằng đun nấu.
Vibrio parahaemolyticus
V. parahaemolyticus là tác nhân liên quan nhiều đến ngộ độc thực phẩm ở người,thường không gây nên các vụ dịch,nhưng là nguồn quan trọng đối vớicác bệnh truyền qua thực phẩm,đặc biệt ở Nhật và các quốc gia Asian.Nhiễm V. parahaemolyticus thường do ăn phải hải sản bị nhiễm.Các chủng phân lập được từ các trường hợp ngộ độc thực phẩm luôn có Kanagawa dương tính.
Trong thực tế V. paraheamolyticus không thể phát triển ở môi trường không có muối,nó có thể phát triển nồng độ muối từ 0,5% đến 10%.
Vibrio vulnificus
V.vulnificus thường gây nên bệnh cảnh một nhiễm trùng nặng,đôi khi là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.Nó còn gây nên nhiễm trùng vết thương và là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng huyết rất nặng với tỷ lệ tử vong lên đến > 50%.V.vulnificus thường có ở các vùng nước ven biển,nó thường có trong các loài sò và không sông được nếu nhiệt độ nước dưới 130C.
Hướng dẫn sử dụng Giấy thử nhanh vi khuẩn Vibrio (Loại 04) của Suncoli:
SUNCOLI-Nhật Bản cung cấp thử nhanh Vibrio dạng giấy thử giúp kiểm tra nhanh chóng, đơn giản Vibrio với chi phí thấp. Test kiểm tra nhanh Vibrio dạng giấy Suncoli giúp phát hiện vi khuẩn Vibrio- loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng chủ yếu qua hải sản, đặc biệt thường xảy ra vào mùa hè, cần lưu ý khả năng nhiễm thứ cấp từ thiết bị, dụng cụ sau chế biến thủy sản. Với đóng gói nhỏ gọn 100 test/hộp giúp người dùng tiết kiệm chi phí khi bảo quản cũng như xử lý sau khi dùng.
Thông tin sản phẩm Giấy thử nhanh vi khuẩn Vibrio (Loại 04) của Suncoli:
Phản ứng màu |
Màu lam tím |
Nhiệt độ ủ |
35-37 ºC |
Thời gian ủ |
24 giờ |
Bảo quản |
Trong bóng tối và mát |
Đóng gói |
100 cái/hộp |
Hạn sử dụng |
1 năm |
Hướng dẫn lấy mẫu và sử dụng giấy test kiểm tra Vibrio:
Ủ túi chứa mẫu thử ở 35-370C trong 24h rồi đọc kết quả:
Các vi khuẩn tổng số tạo thành các khuẩn lạc màu lam tím (như hình).
Cách tính số lượng vi khuẩn trong 1g hoặc 1 ml:
- Trong mẫu nước: số khuẩn lạc X 1
- Trong mẫu thực phẩm: số khuẩn lạc X 30
- Trên tay, dụng cụ, và thiết bị: số khuẩn lạc X 40
Các lưu ý khi sử dụng:
1) Trước khi thực hiện test, rửa kỹ đầu ngón tay của bạn và sau đó khử trùng kỹ bằng bông tẩm cồn.
2) Vì giấy hoàn toàn vô trùng (tiệt trùng), ngoại trừ phần trên của lỗ thủng. Không chạm trực tiếp.
3) Sau khi nhúng giấy vào mẫu, thả các giọt mẫu xuống tự nhiên (1 giấy test sẽ thấm khoản 1ml mẫu dung dịch, loại bỏ phần thừa bằng cách lắc nhẹ).
4) Thay vì nhúng giấy test trực tiếp vào dung dịch mẫu gốc, có thể dùng pipet hút 1ml dung dịch mẫu thả nhẹ lên giấy test thấm hút từ từ
5) Đặt giấy vào túi ban đầu và dùng ngón tay ấn nhẹ từ trên cùng của túi để túi và giấy tiếp xúc gần nhau để loại bỏ không khí bên trong. Trong trường hợp này, lưu ý không ấn mẫu quá mạnh để mẫu trong giấy không bị trào ra khỏi túi.
6) Khi đếm khuẩn lạc đen sau khi nuôi cấy, giữ hơi trong túi và dùng bút lông để đánh dấu các khuẩn lạc xanh từ trên xuống. Trong trường hợp đó, khi đếm các khuẩn lạc bên trong tờ giấy, bạn có thể đếm các các khuẩn lạc bên trong bằng cách nhìn vào các tia sáng.
7) Khi chiếu tia UV, khó có thể nhìn thấy huỳnh quang trừ khi phòng tối, và trong một số ít trường hợp, nấm men có thể hình thành khuẩn lạc, nhưng khuẩn lạc có màu nâu và rất dễ phân biệt với cầu khuẩn màu vàng.
8) Vì giấy test có chứa TTC, nhạy cảm với ánh sáng nên bảo quản cẩn thận tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ môi trường mát mẻ ( Tủ lạnh).
9) Lưu mẫu: cho Alcohol hoặc cồn 70 vào giấy phát hiện trong túi để tránh nhiễm khuẩn. Khử trùng và bảo quản kết quả: Lấy ra khỏi túi, kẹp giữa 2 tờ giấy sấy khô tờ giấy mẫu (lưu ý không dùng nhiệt độ quá cao)
10) Xử lý mẫu sau khi sử dụng: bằng cách thiêu hủy hoặc hấp bỏ bằng nồi hấp tiệt trùng để tránh lây nhiễm.