Cách vận hành máy ly tâm

03/11/2021 | 1511 |
0 Đánh giá

Máy ly tâm phòng thí nghiệm là thiết bị được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực khoa học và kỹ thuật khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin khái quát về máy ly tâm.

Máy ly tâm là gì?

Ly tâm là quá trình tách hoặc cô đặc các phân tử có khối lượng riêng khác nhau, thường là tách các pha rắn ra khỏi pha lỏng dựa trên kích thước các hạt và mật độ khác nhau giữa chúng nhờ lực ly tâm. Do ảnh hưởng của trọng lực, hai phần tử có khối lượng khác nhau sẽ lắng ở những tốc độ tương đương với trọng lượng. Máy ly tâm là thiết bị được tạo ra để thực hiện quá trình ly tâm..

Hình ảnh nguyên lý hoạt động của máy ly tâm phòng thí nghiệm

Hình ảnh nguyên lý hoạt động của máy ly tâm phòng thí nghiệm

Công dụng của máy ly tâm

Máy ly tâm được sử dụng để tách hỗn hợp hai pha rắn - lỏng hoặc lỏng - lỏng thành các phần riêng biệt. Máy có một rotor quay với tốc độ lớn tạo ra lực ly tâm cao. Trong khi máy ly tâm hoạt động, nguyên liệu sẽ chuyển động quay cùng với rotor của máy. Dưới tác dụng của lực ly tâm, các phần tử có khối lượng riêng khác nhau sẽ được phân lớp theo hướng của gia tốc trường lực. Phần tử có khối lượng riêng nhỏ nhất sẽ tập trung ở tâm của rotor, ngược lại phần tử có khối lượng riêng lớn nhất sẽ tập trung ở vùng xa rotor nhất.

Máy ly tâm rotofix 32a được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm

Máy ly tâm rotofix 32a được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm

Máy li tâm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:

- Tách các phân tử gây cháy, tách vi khuẩn.

- Ly tâm trước khi lọc nhằm tăng năng suất máy, giảm thời gian, giảm hao phí trong sản xuất nước quả, dầu thực vật,…

- Làm sạch, tách tạp chất trong sản xuất dầu ăn, tinh bột,... giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Khai thác, thu nhận sản phẩm từ hỗn hợp bao gồm các pha rắn và các dung dịch bao quanh nó như thu đường sacarozo, glucozo, mì chính,...

- Thu enzyme sau thời gian nuôi cấy

- Thu nhận chế phẩm enzyme sau khi kết tủa bằng cồn

- Ly tâm để phân chia sản phẩm, ví dụ: tách sữa, bơ,... 

Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm trong phòng thí nghiệm

Cách sử dụng máy ly tâm phòng thí nghiệm cũng khá đơn giản, chúng ta chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

Hướng dẫn cách sử dụng máy ly tâm trong phòng thí nghiệm

Hướng dẫn cách sử dụng máy ly tâm trong phòng thí nghiệm

Bước 1: Tiến hành kiểm tra ống ly tâm

Quy trình ly tâm có thể làm cho các mẫu chất lỏng thành dạng huyền phù - hơi, nếu ống ly tâm mà bị vỡ sẽ dễ gây phát tán mẫu ra bên ngoài, nhiễm sang các mẫu khác, thậm chí có thể gây hại cho người dùng. Do vậy, việc kiểm tra ống ly tâm là rất quan trọng, nếu ống bị nứt thì nên loại bỏ.

Bước 2: Sử dụng nắp và ống thích hợp

Lựa chọn ống ly tâm có nắp đậy thích hợp (không quá to, cũng không quá nhỏ) để đảm bảo độ kín khi ly tâm. Ưu tiên sử dụng các loại ống có nắp nhựa dẻo hoặc foil bịt nên được ưa chuộng sử dụng. 

Bước 3: Nạp mẫu vào ống ly tâm

Nạp mẫu vào ống ly tâm trước khi khởi động máy (nạp 2/3 ống) sau đó vặn nắp chặt rồi dùng dung dịch sát khuẩn thích hợp để lau sạch bên ngoài ống trước khi đặt vào trong ống ly tâm.

Bước 4: Thiết lập chế độ 

Tiếp theo, chọn thời gian và tốc độ chạy cho thích hợp. Sau đó ấn công tắc cho máy chạy và điều chỉnh tốc độ cơ tăng dần cho đến khi đạt giá trị, đồng thời theo dõi tình trạng trong suốt quá trình hoạt động.

Bước 5: Dừng máy

Khi đã hết thời gian chạy máy thì lúc này đồng hồ thời gian sẽ cắt điện, động cơ chỉ chạy theo quán tính nên phải nhanh dừng động cơ. Sau khi lấy mẫu thì tiến hành tắt điện, ngắt hết công tắc rồi lấy mẫu xét nghiệm ra khỏi máy và đậy nắp kết thúc thí nghiệm.


Tin tức liên quan

Bình luận