CÁCH LẤY MẪU NƯỚC TRƯỚC KHI XÉT NGHIỆM HOẶC TEST NHANH CÁC CHỈ TIÊU

22/12/2021 | 2532 |
0 Đánh giá

Khi vạch kế hoạch lấy mẫu nước thải cần phải luôn nhằm vào mục tiêu đã định để sao cho thông tin thu được phù hợp với yêu cầu. Nói chung, các mục tiêu lấy mẫu là kiểm tra lượng hoặc đặc tính chất lượng như:

- Xác định nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng nước thải;

- Xác định tải lượng các chất ô nhiễm được mang bởi dòng nước thải;

- Cung cấp số liệu để vận hành các trạm xử lí nước thải;

- Xác định xem các giới hạn tải lượng thải có được tuân thủ hay không;

- Cung cấp so liệu để đánh thuế nước thải.

1. Lý lịch mẫu

Các chai lấy mẫu phải được dán nhãn, ghi đầy đủ các chi tiết như: Tên nguồn nước, nơi lấy, thời gian lấy mẫu (giờ, ngày/tháng/năm), vị trí lấy mẫu, họ tên và chữ ký người lấy mẫu.

2. Dụng cụ lấy mẫu

Dụng cụ lấy mẫu hóa lý

TCVN 5992 (ISO 5667-2) và TCVN 5993 (ISO 5667-3) cho thông tin chi tiết về chọn bình chứa mẫu. Bình chứa mẫu cần chống được sự mất mát chất do hấp thụ, bay hơi, và ô nhiễm bởi các chất lạ.

Những yếu tố mong muốn khi chọn bình chứa mẫu là:

- Bền chắc

- Dễ đậy kín;

- Dễ mở

- Chịu nhiệt;

- Khối lượng, dạng và kích cỡ hợp lí

- Dễ làm sạch và có thể dùng lại

- Dễ kiếm và giá rẻ.

Nên dùng bình bằng chất dẻo để lấy mẫu nước thải. Một số trường hợp yêu cầu dùng bình thủy tinh, thí dụ khi cần phân tích:

- Dầu mỡ;

- Hydrocacbon;

- Các chát tẩy rửa;

- Thuốc trừ sâu.

Nếu lấy mẫu nước thải đã được diệt trùng cần dùng thiết bị lấy mẫu và bình chứa đã khử trùng.

Bình và nút cần được rửa sạch trước khi dùng bằng hỗn hợp cromic, sau đó rửa nhiều lần bằng nước thướng và tráng lại từ 2 – 3 lần bằng nước cất 2 lần, cuối cùng đem sấy hoặc để khô trong không khí.

Dụng cụ lấy mẫu vi sinh

- Chai thủy tinh, nút mài, có khả năng chịu nhiệt độ cao, đã rửa sạch, tráng nước cất và sấy vô khuẩn ở nhiệt độ khô 160°C trong 2 giờ hoặc nhiệt độ ướt 121°C trong 30 phút hoặc 1 giờ

- Chai thủy tinh sau khi đã sấy vô khuẩn nên đựng trong hộp nhôm để tránh tái nhiễm

- Kích thước chai tùy theo yêu cầu phân tích, không ít hơn 100ml cho mục đích kiểm tra chất lượng vệ sinh về mặt vi khuẩn học. Nếu cần phân tích vi khuẩn gây bệnh, trong các trường hợp dịch xẩy ra, cần lấy ít nhất 1000ml.

- Bông cồn, lửa, kẹp, v.v

- Quang lấy mẫu hoặc dụng cụ, thiết bị lấy mẫu ở những độ sâu khác nhau

 

 

3. Thao tác lấy mẫu

Trước khi lấy mẫu cần có nhãn ghi rõ địa điểm, thời gian, phương pháp lấy mẫu và người lấy mẫu. Mẫu sẽ không được phân tích nếu không rõ nguồn gốc mẫu.

Chú ý an toàn - Khi chọn nơi lấy mẫu phải luôn chú ý đến an toàn và sức khoẻ

Trong mọi trường hợp, điều cơ bản là địa điểm được chọn phải đại diện cho dòng nước thải cần kiểm tra.

  • Để chọn các địa điểm lấy mẫu ở cống thải, trước tiên phải nghiên cứu kĩ hệ thống cống trên bản vẽ. Sau đó là kiểm tra thực địa, kể cả dùng chất đánh dấu nếu cần, để bảo đảm hệ thống cống phù hợp với bản vẽ, và vị trí lấy mẫu là đại diện đối với mục đích lấy mẫu. Cần tham khảo ISO 5667- l về hướng dẫn lập kế hoạch lấy mẫu.
  • Khi lấy mẫu nước thải cần hết sức chú ý khắc phục hoặc giảm thiểu sự không đồng đều thường có mặt do các chất rắn lơ lửng gây ra. Sự phân tầng do nhiệt ở các dòng thải công nghiệp cũng thường thấy, và trong những trường hợp đó phải dung những biện pháp tăng cường khuấy trộn dòng chảy trước khi lấy mẫu
  • Khi lấy mẫu nước đầu vào, để nước chẩy tự do tối thiểu 5 phút hoặc lâu hơn để xả hết nước cũ trong đường ống lấy mẫu trước khi lấy mẫu vào chai. Tráng chai 3 lần với chính nguồn nước cần lấy mẫu. Cho nước chảy đầy chai và đậy nắp lại. Nếu không có đường ống lấy mẫu, có thể dùng quang chai hoặc gầu để lấy mẫu. Khi đó gầu/gáo cần được tráng sạch nhiều lần bằng nước cần phân tích.
  • Khi lấy mẫu nước để phân tích các chỉ tiêu vi sinh:
  • Bước 1: Lau sạch vòi nước, lấy hết các vật gắn thêm vào vòi nước mà có thể làm nước bắn tung tóe. Dùng khăn sạch thấm cồn hoặc bông thấm cồn để lau hết chất bẩn ở đầu vòi
  • Bước 2: Thanh trung vòi nước trong vòng 1 phút với ngọn lửa đèn cồn
  • Bước 3: Mở vòi nước, để nước chẩy hết cỡ trong vòng 1 – 2 phút rồi điều chính chẩy vừa đủ để lấy mẫu nước vào chai mà không gây văng bắn xung quanh.
  • Bước 4: Mở giấy bọc đầu chai, nút chai sao cho không gây ô nhiễm mặt trong của nút và giấy để còn bao trở lại sau khi thực hiện thao tác lấy mẫu
  • Bước 5: Khử khuẩn miệng chai và hứng nước, để lại trống chừng khoảng 2 – 3cm từ mặt dưới nút chai trở xuống để tránh nhiễm khuẩn từ miệng nút chai và để khi phân tích lắc trộn mẫu được dễ dàng.

Lưu ý:

Khử khuẩn lại miệng chai, nút chai, đóng nút nhanh và bao lại miệng chai cẩn thận.

Nếu không có vòi lấy mẫu, có thể dùng quang chai và sau mỗi lần lấy mẫu cần khử khuẩn lại quang chai bằng nhiệt độ bông cồn.

Buộc thêm vật nặng và sạch lên chai lấy mẫu để đảm bảo chai có thể chìm xuống nước

Thả chải từ từ xuống bể, không để chai chạm vào thành bể

Để chai chìm hoàn toàn trong nước, cáng cách xa mặt nước càng tốt nhưng không đụng vào đáy bể hoặc làm xáo trộn cặn cáu. Khi chai đã đầy nước thì kéo chai lên. Nếu chai quá đầy, đổ bớt ít nước để có khoảng trống. Khử khuẩn miệng chai và đậy nắp chai lại.

Nếu không có quang chai phải rửa tay xà phòng sạch sẽ, lau cồn khử khuẩn tay. Sau đó cầm gần đáy chai, dìm chai xuống nước, đặt chai nằm ngang hơi chúc đầu (tránh lấy nước trên bề mặt) xuống độ sâu khoảng 15 – 20cm để ngang chai tạo dòng nước tự chảy vào miệng chai.

Nếu không lấy được trực tiếp, phải dùng xô, gầu múc, cần đổ bỏ 3 lần, lần thứ tư rót nhẹ vào chai sao cho tay không làm nhiễm bẩn nước.

4. Bảo quản mẫu:

Cách chung nhất để bảo quản mẫu nước thải là làm lạnh đến khoảng giữa 0C và 40C. Làm lạnh như vậy và để ở chỗ tối, hầu hết các mẫu thường bền đến 24h.

Một số chất cần xác định có thể bền trong thời gian dài nếu đông lạnh sâu (dưới –180C)

Cần phải tham khảo ý kiến phòng thí nghiệm có trách nhiệm phân tích mẫu về chọn được phương pháp bảo quản, vận chuyển và lưu giữ mẫu.


Tin tức liên quan

Bình luận