Những Điều Cần Biết Về Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất (MSDS)
Những Điều Cần Biết Về Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất (MSDS)
18/09/2021
|
2913
|
0 Đánh giá
MSDS là gì?
MSDS là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (Material Safety Data Sheets). MSDS sẽ đi kèm với một loại hóa chất nào đó. Đây là văn bản chỉ ra những thông tin có liên quan đến các thuộc tính của hóa chất, đề cập đến các vấn đề:
Ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc với sản phẩm, vật liệu hoặc hóa chất.
Có thể gây nguy hiểm khi vận chuyển, lưu trữ hoặc sử dụng.
Có khả năng ảnh hưởng đến người lao động như phơi nhiễm khi tiếp xúc.
Cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.
(Nguồn: blogxuatnhapkhau.com)
Từ ngày 1/9/2015, an ninh hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài quy định tất cả các mặt hàng ngoài hoá chất, tạp chất thì thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước đều cần có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS thì mới có thể được xuất ra khỏi Việt Nam.
Mục đích, đối tượng áp dụng và ứng dụng của MSDS
Mục đích
Cho biết các mối nguy hiểm của sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm một cách an toàn, những gì sẽ xảy ra nếu không tuân thủ các khuyến nghị, phải làm gì nếu tai nạn xảy ra, cách nhận biết các triệu chứng phơi nhiễm quá mức.
Truyền đạt thông tin về an toàn hóa chất và nguy hiểm cho người dùng (nhân viên tiếp xúc, sử dụng và lưu trữ hóa chất nguy hiểm và ứng phó khẩn cấp như: nhân viên cứu hỏa, nhân viên vật liệu nguy hiểm và kỹ thuật viên y tế khẩn cấp).
(Nguồn: hoidaptructuyen.vn)
Đối tượng áp dụng
MSDS áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển như cháy nổ, khả năng ăn mòn, hóa chất có mùi độc hại,…MSDS sẽ hướng dẫn cho người vận chuyển quy cách an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp, sử dụng hoặc xử lý khi gặp sự cố.
(Nguồn:m.baomoi.com)
Mặc dù thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các loại thực phẩm dạng bột không phải là hóa chất nguy hiểm, nhưng khi vận chuyển vẫn yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra thành phần có thực sự an toàn khi tiếp xúc hay không.
(Nguồn: Internet)
Ứng dụng
Đối với nhân viên họ có thể lấy thông tin MSDS khi họ cần.Nhân viên phải có quyền truy cập vào thông tin bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất.
Đối với người sử dụng lao động, khía cạnh quan trọng nhất của văn bản MSDS là đảm bảo rằng ai đó chịu trách nhiệm và duy trì MSDS cho mọi hóa chất nguy hiểm tại nơi làm việc.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp, phân xưởng sản xuất, hóa chất, may mặc,…tiếp xúc và sử dụng hóa chất thường xuyên, MSDS sẽ giúp xây dựng được một môi trường làm việc an toàn, các biện pháp, thiết bị bảo vệ và các chương trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với vật liệu trong quá trình làm việc.Người lao động cần biết những thông tin cần thiết để sử dụng vật liệu một cách an toàn.