Tổng quan về Tủ An Toàn Sinh Học trong phòng Lab

16/06/2021 | 1170 |
0 Đánh giá

Cùng HTVLAB tìm hiểu về nguyên tắc hoạt độngcách sử dụng tủ an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm một cách an toàn và hợp lý nhé!

1. Tủ an toàn sinh học là gì?

Tủ an toàn sinh học là thiết bị cung cấp không gian để thực hiện các thao tác hóa học giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng trước nguy cơ lây nhiễm vi sinh học từ hóa chất và vi khuẩn. Tủ sinh học được sử dụng trong các ngành y tế xét nghiệm, y học lâm sàng, nuôi cấy tế bào vi sinh và nghiên cứu sinh học phân tử..

⇒Xem thêm: Phân biệt các loại tủ sinh học

2. Nguyên tắc sử dụng tủ an toàn sinh học cấp 2 (phổ biến nhất)

►Yêu cầu duy trì sự ổn định dòng khí:
Sự nhiễu loạn dòng khí bên trong tủ có thể khiến mẫu thí nghiệm có thể bị lây nhiễm chéo hoặc giảm tác dụng ngăn chặn tác nhân sinh học. Do đó cần thiết đảm bảo sự ổn định dòng khí khi sử dụng tủ an toàn sinh học

►Ổn định dòng khí downflow:
Dòng khí downflow bên trong tủ an toàn sinh học cần duy trì độ đồng dạng cao, do đó cần tránh nguy cơ tạo ra sự hỗn loại luồng không khí bên trong khi sử dụng tủ an toàn sinh học:
- Không để các vật dụng lên các lỗ hút khí trên mặt bàn thao tác
- Không nên đặt các thiết bị kích thước lớn gần nhau bên trong tủ.
- Cánh tay của người sử dụng cần chuyển động chậm rãi, tránh chuyển động quét ngang nhanh.

►Độ cao cửa và tốc độ dòng khí Inflow:
- Dòng khí Inflow cùng downflow đảm bảo không khí bẩn không lọt ra ngoài
- Tốc độ dòng khí Inflow phụ thuộc độ cao của cửa mở khi sử dụng tủ an toàn sinh học. Độ cao mở cửa thấp sẽ giúp tốc độ dòng inflow cao, tuy nhiên có thể gây bất tiện cho người sử dụng.
- Mở cửa quá cao sẽ khiến tốc độ dòng inflow giảm làm giảm hiệu quả ngăn ngừa khi sử dụng tủ an toàn sinh học.
- Độ cao mở cửa hợp lý của tủ an toàn sinh học được qui định bởi mỗi nhà sản xuất. Thông thường là khoảng 15-20 cm.

►Vùng thao tác tối ưu trong tủ:
- Vùng thao an toàn lý lưởng nhất là ở giữa tủ.
- Các thiết bị có thể tạo sol khí cần đặt ngay gần lỗ hút khí
- Vị trí thao tác không được quá gần các lỗ hút khí (khoảng cách yêu cầu tối thiểu 10 cm)

3. Lưu ý khi sử dụng tủ an toàn sinh học

♦ Bảo hộ an toàn: Chuẩn bị găng tay sạch, khẩu trang sử dụng một lần và áo khoác phòng thí nghiệm khi sử dụng tủ an toàn sinh học. Găng tay nên dùng loại che kín cả cánh tay hay kéo dài tới tay áo

♦ Thao tác an toàn: Cần giữ nguyên cánh tay khi đưa vào một lúc đảm bảo dòng khí đồng dạng cân bằng trở lại và không khí sạch sẽ loại bỏ các chất bẩn có thể có trên cánh tay và bàn tay. Tất cả các vật dụng thiết bị trong tủ phải được khử trùng bề mặt trước khi đưa ra khỏi tủ kể cả trong trường hợp khẩn cấp.

♦ Bố tri vùng làm việc và vật dụng trong tủ một cách khoa học

♦ Tránh ngọn lửa bên trong tủ an toàn sinh học

4. Hướng dẫn cách sử dụng tủ an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm

Bước 1: kiểm tra tủ an toàn sinh học trước khi sử dụng

  • Tắt đèn UV nếu đang sử dụng. Đảm bảo cửa mở tại vị trí vận hành.

  • Bật đèn huỳnh quang và bật quạt hút.

  • Kiểm tra các lỗ hút, lưới hút khí, đặc biệt là các vị trí nằm sâu phía mặt sau của tủ. Đảm bảo không có vật cản lỗ hút khí. Đọc đồng hồ đo áp suất.

  • Để tủ hoạt động không bị cản trở ít nhất mười lăm phút.

  • Rửa cánh tay và bàn tay kỹ bằng xà phòng.

  • Mặc áo khoác phòng thí nghiệm dài tay và đeo găng tay bó sát.

Bước 2: Khử nhiễm trước khi sử dụng

  • Lau sạch các bề mặt bên trong và các thành của tủ bằng các chất khử trùng khác canxi hypochlorite hay iodorphor, lau lại bằng cồn 70% (EtOH) trong 5 đến 10 phút để tránh làm rỗ thép không gỉ. Sau đó để khô.

Bước 3: Đưa vật tư thiết bị vào tủ

  • Chỉ đưa các vật tư thiết bị cần thiết cho quy trình vào tủ. Không đưa quá nhiều vật tư thiết bị vào tủ.

  • Không làm cản trở các lỗ hút khí trước hay phía sau tủ.

  • Không nên đặt các vật lớn gần nhau. 

  • Sau khi đã đưa hết vật tư vào tủ, chờ hai đến ba phút để làm sạch các tạp chất trong không khí từ khu vực làm việc có thể đi vào bên trong tủ và dòng khí ổn định trở lại.

Bước 4: Quá trình thao tác bên trong tủ an toàn sinh học

  • Giữ tất cả các vật tư thiết bị có khoảng cách tối thiểu 10 cm so với cửa trước. Các thao tác với mẫu lây nhiễm cần đặt từ giữa tủ vào phía trong tính từ cửa.

  • Phân chia khu vực cho các vật tư sạch và bẩn trong tủ. Sắp xếp vật tư để giảm tối đa sự di chuyển của các vật tư nhiễm bản sang khu vực đặt các vật tư sạch. Vật tư sạch nên xếp bên trái, vật tư nhiễm bẩn nên xếp bên phải, vùng thao tác ở giữa.

  • Giữ tất cả vật tư nhiễm bẩn ở sát phía trong tủ.

  • Tránh di chuyển nhanh các thiết bị, cánh tay nhanh quá mức hay ra ngoài cửa tủ.

  • Tránh sử dụng các kỹ thuật hoặc quy trình làm gián đoạn dòng không khí bên trong tủ. Hạn chế tối đa di lại trong phòng hay mở cửa phòng thí nghiệm khi đang sử dụng tủ an toàn sinh học.

  • Sử dụng que cấy, que trang, kim cấy loại đã tiệt trùng dùng 1 lần. Hoặc sử dụng thiết bị tiệt trùng que cấy bằng điện. Tránh sử dụng ngọn lửa.

  • Nếu có sự cố tràn hoặc vỡ, rơi rớt trong quá trình sử dụng, nhanh chóng lau chùi và khủ trùng các bề mặt tiếp xúc với mẫu nhiễm nhằm ngăn chặn việc phát tán. Tất cả các vật dụng trong tủ phải được khử trùng bề mặt trước khi đưa ra khỏi tủ kể cả trong trường hợp khẩn cấp.

Khóng đặt vật bịt lỗ hút khí khi sử dụng tủ an toàn sinh học

Bước 5: Làm sạch không khí bên trong sau khi sử dụng:

  • Khi công việc đã hoàn thành, tiếp tục để tủ an toàn sinh học vận hành không bị tác động gì trong thời gian ba đến năm phút để làm sạch các tạp chất trong không khí trong tủ trước khi lấy vật tư thiết bị ra.

Bước 6: Lấy vật tư thiết bị ra khỏi tủ:

  •  Các vật dụng bị ô nhiễm dùng một lần, bao gồm cả găng tay sau khi sử dụng, nên được đặt vào trong hộp kín hay túi hấp tiệt trùng đặt bên trong tủ trước khi lấy ra

  • Các vật tư thiết bị tái sử dụng đã tiếp xúc với mẫu nhiễm bẩn phải được khử trùng bề mặt trước khi lấy ra khỏi tủ.

  • Tất cả các khay đựng hay thùng chứa mở phải được che phủ kín trước khi lấy ra khỏi tủ.

Bước 7: Khử nhiễm bề mặt sau khi sử dụng

  • Lau sạch các bề mặt bên trong của tủ bằng thuốc khử trung hay chất khử trùng theo qui định. Sau đó là lau bằng cồn 70% để ngăn hư hại thép không gỉ và để khô.

Bước 8: Tắt đèn huỳnh quang và quạt hút

5. Mua tủ an toàn sinh học ở đâu chất lượng nhất?

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều nơi bán tủ an toàn sinh học, tuy nhiên Công ty TNHH Vật Tư Khoa Học Kỹ Thuật HTV được đông đảo khách hàng bình chọn là đơn vị cung cấp các sản phẩm hóa chất uy tín, chính hãng mà giá cả lại hợp lý ở thị trường miền nam hiện nay.

HTVLAB là công ty thương mại các loại dụng cụ phòng thí nghiệm uy tín trên thị trường, với hơn 8 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp tư vấn và lắp đặt các thiết bị, dụng cụ phòng lab, HTVLAB sẽ là một nơi đáng lưu ý trong việc lựa chọn nơi mua dụng cụ thủy tinh Duran phòng thí nghiệm.

Để được tư vấn và báo giá tốt về các loại hóa chất hãy nhanh tay liên hệ cho chúng tôi về hotline: 028 6685 1358.


Xem thêm:

Tiêu chuẩn phân loại và cấu tạo tủ an toàn sinh học

Phân biệt tủ cấy vi sinh và tủ an toàn sinh học

 

Công Ty TNHH Vật Tư Khoa Học Kỹ Thuật HTV

Chuyên cung cấp các thiết bị và giải pháp phòng thí nghiệm hàng đầu tại VN
Phương châm hoạt động: "Tất cả vì sự hài lòng của khách hàng"
"Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp" giải đáp, hỗ trợ khách hàng tận tình
Đảm bảo cung cấp
"sản phẩm chính hãng, chất lượng cao" cùng chính sách bảo hành miễn phí

Địa chỉ: 1122/26 Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Email: Sale@htvsci.com                                                     Hotline: 028 6685 1358
Facebook: Công ty TNHH vật tư khoa học kỹ thuật HTV        Websitehttps://htvlab.com/

Tin tức liên quan

Bình luận