Lịch sử ra đời và phát triển của vắc xin

10/07/2021 | 1045 |
0 Đánh giá

Vắc xin là một phương pháp hữu hiệu giúp ngăn chặn rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm và nguy hiểm. Nhiều tranh cãi đã xảy ra khi người ta muốn biết tường tận về lịch sử ra đời và phát triển vắc xin - một bước đột phá trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của loài người.

1. Truyền thuyết về vắc xin

Tương truyền rằng, vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, vị vua Mithridate VI đều uống một lượng nhỏ chất độc mỗi ngày để cơ thể quen dần. Ông cho rằng đây là cách để đương đầu với nguy cơ bị ám sát. Quả thật, chẳng ai tin rằng việc ấy lại có thể hiệu quả cho đến khi, về sau khi thất trận ông đã tự sát bằng uống độc và chẳng bị hề hấn gì.

Tại Trung Quốc vào khoảng thế ký thứ 10, một phái Đạo giáo có các thầy lang tay nghề giỏi đã bí mật dùng một kỹ thuật để tránh bệnh đậu mùa. Ngày xưa, đậu mùa là một căn bệnh đáng sợ hơn hết bởi lẽ nếu không giết chết bệnh nhân thì nó cũng mang lại tổn thương vĩnh viễn trên khuôn mặt với những vết sẹo rỗ. Các thầy lang này đã dùng vẩy sẹo của người bệnh (mang mầm bệnh) rồi cho vào một chiếc hộp kín, giữ ở nhiệt độ nhất định trong một thời gian để giảm độc. Sau đó, họ nghiền nhỏ vẩy này rồi thổi vào mũi của người khỏe mạnh chưa từng mắc bệnh để ngăn ngừa bệnh.

Hai câu chuyện trên đã chứng minh được cho việc "lấy độc trị độc" là điều hoàn toàn đúng đắn. Dần dần, theo thời gian, Khoa học đã hiện thực hóa và phổ biến cách thức này một cách thành công chưa từng thấy với thứ có tên gọi "vắc xin".

2. Khoa học gọi tên vắc xin lần đầu tiên

Liều vắc-xin đầu tiên được biết tới qua một vị bác sĩ người Anh Quốc - Edward Jenner. Vào năm 1796, khi Châu Âu đang oằn mình với dịch đậu mùa thì Jenner đã thí nghiệm thành công vắc xin ngừa căn bệnh này. Theo kinh nghiệm dân gian được ghi chép lại, những nông dân chuyên vắt sữa bò có thể bị nhiễm bệnh "đậu bò", nhưng sau khi khỏi bệnh thì họ lại miễn nhiễm với bệnh đậu mùa. Từ luận điểm trên, Jenner đã chiết xuất dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của bệnh nhân Sarah Nelmes rồi cấy dịch đó vào tay của một cậu bé đang khỏe mạnh James Phipps để Phipps có triệu chứng của bệnh đậu bò. Sau 48 ngày, khi Phipps đã khỏi hẳn bệnh thì Jenner tiêm chất có mầm bệnh đậu mùa cho cậu. Kết quả cho thấy Phipps hoàn toàn không hề hấn gì với bệnh đậu mùa! Cách làm của vị bác sĩ thời đó gây nhiều tranh cãi khi có thể gây nguy hiểm tính mạng cho cậu bé. Tuy nhiên, những tính toán kỹ lưỡng của ông đã mang tính khai phá khi đứa trẻ đã tự đề kháng được bệnh.

Edward Jenner - Wikipedia

Thí nghiệm của  E. Jenner

Sau đó 80 năm, Louis Pasteur cấy các vi khuẩn gây bệnh dịch tả tiêm cho gà để thực hiện thí nghiệm lần một. Kết quả là những con bị tiêm đều chết sạch sẽ. Tuy nhiên, Pasteur đã không bỏ cuộc khi mùa hè năm 1878, ông chuẩn bị thêm một bình dung dịch nuôi vi khuẩn dạng huyền phù rồi để đó và đi nghỉ mát. Khi quay về, ông thực hiện thí nghiệm lần 2 tương tự như lần trước thì thấy rằng bầy gà lúc này chỉ bị bệnh nhẹ rồi sau đó cùng khỏe lại, không có con nào chết cả. Ngay tức thì, Pasteur hiểu được rằng khi ông đi vắng cũng là lúc ông cho đám vi khuẩn thêm thời gian để suy yếu, biến tính đi. Qua thêm vài lần thí nghiệm nữa thì Louis Pasteur đã xác nhận các giả thuyết của Jenner và đồng thời mở lối cho ngành miễn dịch học hiện nay.

Kể từ lúc đó, các chủng ngừa đã đẩy lùi được rất nhiều bệnh: Triệt tiêu bệnh đậu mùa trên toàn cầu, bệnh bại liệt dường như biến mất, giảm đáng kể các bệnh sởi, ho gà, thủy đậu, quai bị, thương hàn,... Người ta hy vọng có thể hướng tới khả năng dùng thuốc vắc-xin để điều trị một số bệnh nan y như ung thư, AIDS,.

3. Quá trình phát hiện và sản xuất ra vắc xin

Quá trình tìm kiếm và cho ra đời vaccine của loài người được thống kê cụ thể ở bảng dưới đây:

Năm Loại vaccine Người đề xuất
1796 Vaccine đậu mùa E.Jenner
1880 Vaccine bệnh than Louis Pasteur
1885 Vaccine dại bất hoạt Louis Pasteur
1892 Vaccine tả Haffkine
1896 Vaccine tả Kolle
1898 Vaccine thương hàn Raita
1915 Vaccine chống hoại thư Weinberg
1921 Vaccine BCG phòng lao

L.C.A.Calmette-A.F.Mguerin

1923  Vaccine ho gà

Blum-Madsen

1926 

Vaccine bạch hầu G.Ramon-Glenny
1927 Vaccine uốn ván Ramon Zoeller
1932 Vaccine sống sốt vàng M.Theiler
1933 Vaccine Weil’s  Wani
1937 Vaccine cúm bất hoạt Salk
1938 Vaccine viêm não A.Cmorodinsov-E.Levkovich
1940 Vaccine dại bất hoạt D.Semple
1943 Vaccine cúm sống Francis
1949 Vaccine Lepto A.Varpholomeev-G.Kovalxkii
1953 Vaccine bại liệt chết Salk
1957 -1960 Vaccine bại liệt sống uống - Vaccine sởi sống   SabinJ.F.Enders,Yokuno,A.A.Smordints
1967 Vaccine quai bị bất hoạt  ev
1968 Vaccine viêm não mủ C (Hoa Kỳ)
1969 Vaccine Rubella sống Gotschlich
1971 Vaccine viêm não mủ A (Hoa Kỳ-Bỉ)
1974 Vaccine Rubella sống Gotschlich
1978 Vaccine viêm gan B huyết tương Takahashi
1979 Vaccine Viêm phế cầu Maufas
1980 Vaccine dại nuôi cấy tế bào Austrian
1981 Vaccine ho gà vô bào  (Pháp – Nhật)
1983 Vaccine thủy đậu Sato
1983 Vaccine viêm gan B tái tổ hợp - Vaccine sởi+quai bị+Rubella TakahshiMerkCo.Ltd (Hoa Kỳ), Myanohara
1986 Vaccine Hib Nhật
1988 Vaccine viêm gan A Merieux
1992 Vaccine cộng hợp 5 thành phần DTP-IPV-Hib  
1993 Vaccine DPT-Hib-HepB  
1996 Vaccine Rota và Lyme  

4. Cơ chế hoạt động và phân loại vắc xin

4.1. Cơ chế hoạt động

Các nhà khoa học giải thích rằng, cơ chế hoạt động bắt nguồn từ hệ miễn dịch của con người đã nhận diện và "ghi nhớ" các chủng bệnh (thể nhẹ) và tiêu diệt chúng hữu hiệu. Chính vì vậy mà sau đó, các mầm bệnh "thực thụ" xâm nhập, hệ miễn dịch đã ở trong tư thế sẵn sàng loại bỏ chúng bằng cách huy động các lực lượng chống lại vật lạ và đánh thức tế bào lympho B.

4.2. Các loại vắc xin

Vaccine có thể là các vi khuẩn hoặc virus còn sống, đã được can thiệp giảm độc lực. Khi đưa vào cơ thể, chúng sẽ không gây bệnh hoặc nếu có thì cũng sẽ ở thể rất nhẹ. Bên cạnh đó, vắc xin cũng có thể là các vi sinh vật chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ các vi sinh vật.

4 loại vắc-xin thường dùng và phản ứng bất lợi | Vinmec

Trên thế giới hiện đang phổ biến 3 loại vắc xin kinh điển:

  •  Vắc xin bất hoạt: Chính là các vi sinh vậy độc hại bị vô hiệu hóa bằng hóa chất hoặc nhờ nhiệt độ. Các loại vắc-xin bất hoạt hiện nay chính là chống cúm, tả, dịch hạch, viêm gan siêu vi A. Đa phần các loại thuốc này chỉ giúp đáp ứng miễn dịch ngắn hạn nên phải tiêm nhắc nhiều lần sau đó.
  •  Vắc xin sống: Loại này đã được giảm độc lực nhờ việc nuôi cấy vi sinh vật dưới những điều kiện đặc biệt và luôn luôn trong tầm kiểm soát. Đây là loại thuốc đáp ứng miễn dịch dài hạn và thường được dành cho người lớn khỏe mạnh để ngăn ngừa các bệnh sốt vàng, quai bị, sởi,...
  •  "Toxoid": các hợp chất độc bị bất hoạt và trích ra từ các vi sinh vật như các loại ngừa uốn ván, bạch hầu,.

5. Những hạn chế về hiệu quả

Tuy được ghi nhận như một liệu pháp mới và đột phá nhưng hiệu quả của vắc-xin cũng không hẳn là áp dụng hoàn toàn được cho tất cả các loại bệnh để ngừa mầm lây nhiễm triệt để. Có một số vaccine rất hiệu quả như uống ván, sởi và phải kể đến một ví dụ kinh điển là bệnh đậu mùa. Một số loại khác thì hiệu quả chỉ vào khoảng 50% và một số vắc xin đến nay vẫn chưa điều chế thành công để ngăn ngừa các bệnh như AIDS, sốt rét, ung thư,... Chính vì thế mà vắc-xin vẫn chưa thể là vũ khí vạn năng để chống lại bệnh tật cho con người.

Hơn nữa, hiệu quả của phương pháp này thật ra cũng khó đánh giá chính xác bởi kết quả nghiên cứu trên động vật không thể áp dụng hoàn toàn cho loài người. Lý thuyết cho rằng, phương pháp duy nhất để minh chứng hiệu quả là thử nghiệm trên 2 nhóm người trong đó một nhóm được tiêm chủng và một nhóm thì không rồi truyền mầm bệnh cho cả hai nhóm. Tất nhiên phương án thử nghiệm này không thể sử dụng được vì vấn đề đạo đức. Chính vì thế mà các nhà khoa học đã cải biên một chút khi cũng thực hiện chia 2 nhóm như trên nhưng thay vì truyền bệnh mà họ sẽ quan sát sự nhiễm bệnh tự nhiên của các tình nguyện viên tham gia.

Khi một loại vắc xin được nhận định rằng có hiệu quả, người ta đêm tiêm cho mọi người và theo dõi sự giảm đi của số người mắc bệnh. Tuy vậy, với cách làm này người ta cũng không thể biết hết được vai trò thực sự của vắc-xin ngay cả khi có chiều hướng giảm bệnh. Ví dụ như ở bệnh lao, vai trò của các biện pháp vệ sinh và cách ly nguồn cũng cực kỳ quan trọng.

6. Tai biến khi sử dụng

Có hai tai biến không thể coi thường khi dùng vắc-xin đó là nhiễm bệnh và các bệnh miễn dịch

6.1. Nhiễm bệnh

Khi tiêm vào vắc xin sống có thể làm giảm độc lực nhưng đồng thời cũng có thể gây bệnh cho người có hệ miễn dịch yếu kém. Nguy cơ phục hồi của các tác nhân vi sinh là hoàn toàn có thể xảy ra khi nó tìm lại được độc tính của mình. Với vaccine ngừa bại liệt, nguy cơ này là 10-7, tức là cứ 10 triệu trẻ em uống vaccine thì có 1 bé bị tai nạn. Điều kém may mắn này khó có thể ngăn cản và tỉ lệ này hoàn toàn vẫn còn mang tính rủi ro thấp. Ngoài ra, còn có nguy cơ nhiễm các tác nhân gây bệnh ngoài ý muốn do chế phẩm trong vaccine có thể được hạn chế bằng các quy trình chặt chẽ trong khâu sản xuất và bảo quản

6.2. Bệnh miễn dịch

Khi thử nghiệm vaccine phòng bệnh dại cho loài cừu thì có thấy xác suất gây EAE - một bệnh tự miễn với hệ thần kinh rơi vào khoảng 1/3000 - 1/1000. Lý do được phỏng đoán là do chiết xuất não chó đã mang theo cả những mẩu protein trong tế bào thần kinh khi tạo ra miễn dịch lúc được tiêm đã vô tình sản xuất luôn cả kháng thể chống lại cấu trúc thần kinh của chính mình.


Tin tức liên quan

Bình luận