Cách sử dụng máy đo độ mặn nhanh chóng và chính xác
Bạn đang sở hữu một chiếc khúc xạ kế đo độ mặn mà chưa biết vận hành ra sao, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy đo độ mặn nhanh chóng và chính xác thao tác đúng cách, đảm bảo kết quả đo có độ chính xác cao nhất!
Độ mặn chính là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật trong một vùng nước, môi trường xác định như: hồ nuôi thủy hải sản, bể cá cảnh,… Việc đo và xác định là điều nên làm, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng máy đo độ mặn chuẩn cho kết quả đo chính xác.
Đo độ mặn của nước để làm gì?
Thông số mức độ mặn có ký hiệu là S‰ và được tính bằng tổng lượng (gram) của chất hòa tan chứa trong 1kg nước với đơn vị phần nghìn. Xác định chỉ số này bằng việc sử dụng khúc xạ kế cầm tay, máy đo độ mặn phù hợp.
Tiêu chí này ảnh hưởng đến nồng độ hòa tan trong nước của các yếu tố như: nồng độ hòa tan của Oxy trong nước. Chính vì lẽ đó, việc nắm được tình trạng của nguồn nước với chỉ số độ muối cho phép người dùng có những phương án xử lý, thao tác phù hợp, kịp thời.
Sử dụng máy đo nước mặn là cách giúp người dùng nhanh chóng nắm được chỉ số độ muối hòa tan trong dung dịch xác định, dòng máy này có thiết kế nhỏ gọn, thời gian đáp ứng nhanh, thích hợp cho việc kiểm tra thực địa dễ dàng, nhanh chóng.
Đo độ mặn của nước để làm gì?
Cách sử dụng máy đo độ mặn
Để có thể đo được chính xác và an toàn, trước hết bạn cần chuẩn bị những vật dụng như: gang tay, cốc đựng, để mẫu nước, đặc biệt là khúc xạ kế đo độ mặn Atago. Bạn thực hiện theo hướng dẫn sử dụng máy đo độ mặn sau:
Bước 1: Mở tấm chắn sáng, tiến hành nhỏ mẫu dung dịch kiểm tra vào lăng kính tiếp xúc. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ lấy mẫu để bổ trợ thao tác này.
Lưu ý: Nhỏ giọt để mẫu có thể phủ hoàn toàn trên bề mặt của lăng kính để việc quan sát được dễ dàng nhất.
Mở tấm chắn sáng, cho mẫu nước lên lăng kính
Bước 2: Đạy nắp chắn sáng, điều chỉnh tiêu cự nếu cần thiết. Thực hiện quan sát qua thị kính để có thể thấy rõ được chỉ số độ mặn rõ ràng. Bạn cần phải nắm được cách đọc độ mặn để có thể dễ dàng xem được chỉ số độ mặn thích hợp với mẫu đo. Độ mặn của mẫu dung dịch sẽ hiện trên thang đo, vị trí giao nhau giữa phần màu trắng và màu xanh trên thang đó chính là chỉ số độ mặn.
Quan sát bằng thị kính
Bước 3: Sử dụng khăn lau bằng vải mềm hoặc bông sạch để thấm mẫu nước sau khi quan sát xong.
Dùng khăn thấm sạch mẫu nước
Một số lưu ý khi đo độ mặn bằng khúc xạ kế
Khi thực hiện cách sử dụng máy đo nước mặn kể trên, để đảm bảo chất lượng hoạt động của máy, bạn cần nắm được một số lưu ý như:
Nên đeo gang tay khi tiến hành thao tác để đảm bảo các bộ phận như thị kính không bị bám dấu vân tay làm ảnh hưởng tới quá trình nhìn mẫu.
Không để mẫu nước dính trên các bộ phận của khúc xạ kế đo độ mặn, điều này có thể gây hỏng hóc, ảnh hưởng tới tuổi thọ của thiết bị. Chính vì lẽ đó, khi quan sát xong, cần thực hiện thấm nước sạch sẽ.
Tuân thủ việc hiệu chỉnh để đảm bảo cho việc vận hành có độ chính xác cao. Bạn có thể kiểm tra điều này khi sử dụng với nước tinh khiết, nếu chỉ số độ mặn bằng 0 thì thiết bị chưa cần tiến hành hiệu chuẩn. Nếu kết quả khác 0, bạn tiến hành điều chỉnh vít hiệu chuẩn được trang bị sẵn cho đến khi thông số này trở về đến 0 là được.
Một số lưu ý khi đo độ mặn của nước bằng khúc xạ kế
Bạn cần tiến hành kiểm tra ở các vị trí đảm bảo nguồn sáng để việc quan sát kết quả đo được thuận tiện, độ mặn được phản ánh đúng nhất.