ĐĨA PETRI DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?

14/08/2021 | 1267 |
0 Đánh giá

Đĩa Petri chắc chắn là dụng cụ thí nghiệm không quá xa lạ đối với mọi người, vì nó được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các phòng thí nghiệm sinh học, vi sinh trên toàn thế giới. 

Lịch sử ra đời đĩa petri

Julius Richard Petri là một nhà vi khuẩn học, một bác sỹ làm việc trong quân đội người Đức. Và cũng chính là người phát minh ra loại đĩa Petri hữu dụng này.

Vào những năm 1880, phương pháp nuôi cấy được sử dụng phổ biến là nuôi cấy trên mặt thạch nghiêng trong ống nghiệm hoặc trong đĩa tròn, dùng cái chụp hình chuông bằng thủy tinh để đậy kín phía trên mặt đĩa. So với nuôi cấy trong ống nghiệm, phương pháp sử dụng đĩa có hiệu quả tốt hơn vì nó tạo ra môi trường rộng giúp tăng khả năng phân lập của lạc khuẩn. Tuy nhiên, nắp chuông làm tăng khả năng nhiễm bệnh khi nuôi cấy do đó. Chính vì vậy, Bác sĩ Petri đã đưa ra ý tưởng, dùng một nắp đĩa hơi lớn hơn đĩa nuôi cấy để đậy lại. Và đây chính là loại đĩa chúng ta sử dụng ngày nay trong các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu hay còn được gọi là đĩa Petri.

Đĩa petri là gì?

Đĩa petri là gì? 

Đĩa petri là gì?

Đĩa Petri là một loại đĩa bằng thủy tinh hoặc chất dẻo dạng hình trụ có nắp đậy thường được sử dụng để nuôi cấu tế bào trong các phòng thí nghiệm sinh học, vi sinh học của hầu hết các nước. Như đã nói ở phần trên, Đĩa Petri được đặt theo tên của nhà vi khuẩn học người Đức Julius Richard Petri do ông là người đã phát minh ra đĩa này khi còn làm trợ lý cho Robert Koch.

Để tránh những vấn đề do sự lây nhiễm chéo giữa các lần thí nghiệm nên đĩa Petri bằng nhựa chỉ được sử dụng 1 lần. Còn đối với, Đĩa Petri bằng thủy tinh có thể được tái sử dụng bằng cách khử trùng như hấp trong nồi hoặc sấy khô trong lò ở nhiệt độ 160 °C trong một giờ.

Đĩa Petri hiện nay thường có khía vòng trên nắp và đáy với mục đích để chúng không bị trượt khi sắp xếp chúng chồng lên nhau.

Công dụng của đĩa petri như thế nào?

Công dụng của đĩa petri như thế nào?

Công dụng của đĩa petri như thế nào?

Đĩa petri thủy tinh dùng trong nuôi cấy vi sinh vật và có nhiều kích thước khác nhau phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Đĩa Petri bằng thủy tinh có thể được tái sử dụng bằng cách khử trùng như hấp trong nồi hoặc sấy khô trong lò ở nhiệt độ 160 °C trong một giờ.

Đĩa Petri thường được sử dụng để làm đĩa thạch dùng trong nuôi cấy vi sinh vật. Người ta đổ vào đĩa một chất lỏng hơi ấm có chứa thạch và một hỗn hợp các thành phần cụ thể có thể bao gồm các chất dinh dưỡng, máu, muối, cacbohydrat, thuốc nhuộm, chất chỉ thị, các axit amin và kháng sinh. Sau khi thạch nguội và đông cứng, các đĩa đã sẵn sàng để nhận được một mẫu chứa đầy vi khuẩn thông qua các kỹ thuật cấy khác nhau.

Cách sử dụng đĩa petri trong nuôi cấy vi sinh vật

Cách sử dụng đĩa petri trong nuôi cấy vi sinh vật

Cách sử dụng đĩa petri trong nuôi cấy vi sinh vật

Người ta tiến hành đổ vào đĩa petri một lượng chất lỏng còn ấm có chứa thạch và một hỗn hợp các chất dinh dưỡng, máu, muối, cacbonhydrat, thuốc nhuộm, chất chỉ thị, các axit amin và cả kháng sinh. Khi thạch nguội, đông cứng, sử dụng kỹ thuật cấy hợp lý để cây vi khuẩn lên trên lớp thạch này.

Cách đổ thạch vào đĩa petri

Toàn bộ quá trình này phải thực hiện trong tủ cấy vô trùng và gồm các thao tác sau:

+ Mở bao giấy gói các hộp petri.

+ Tay phải cầm dụng cụ (bình tam giác) chứa môi trường.

+ Tay trái lấy nút bông ra và hơ miệng bình trên ngọn đèn cồn.

+ Nghiêng bình và rót nhẹ một chút môi trường vào đĩa petri sau khi tay trái mở hé nắp trên của hộp.

+ Đậy nắp trên lại, xoay tròn hộp petri để môi trường được phân phối đều trên mặt đĩa. + Để yên cho môi trường nguội và đông đặc.

+ Lật ngược hộp petri để hơi nước bốc ra và khô dần đi.

Chú ý: Thao tác đổ thạch phải nhanh và khéo léo để hạn chế sự nhiễm khuẩn. Mặt thạch phải phẳng, nhẵn, có độ dày khoảng 2 mm. Thông thường cứ 1 lít môi trường đổ được 22 – 25 hộp. Sau khi đổ môi trường vào hộp, để 1 – 2 ngày để xem môi trường có bị nhiễm hay không rồi mới sử dụng để cấy hay phân lập.

Cần lưu ý những gì khi sử dụng đĩa petri thủy tinh trong nghiên cứu, thí nghiệm

Đĩa petri thủy tinh mới mua, chưa sử dụng, cần ngâm nước hoặc dung dịch H2SO4 loãng trong khoảng 24 giờ. Rửa lại bằng xà phòng và nước nhiều lần cho tới pH trung tính, úp ngược cho ráo nước.

Sau đó làm khô ở nhiệt độ phòng hoặc đem sấy ở nhiệt độ 600C – 800C trong vài giờ.

Cất giữ đĩa petri thủy tinh khô hoặc bao gói chúng để đem đi khử trùng.

Xếp thành chồng khoảng 5 bộ đĩa, bao gói bằng giấy hoặc xếp vào ống trụ làm bằng thép không gỉ hoặc nhôm trước khi mang đi khử trùng.

Các phương pháp khử trùng đĩa petri

Dưới đây là 2 phương pháp khử trùng đĩa Petri thường được sử dụng nhất hiện nay:

Khử trùng bằng hơi nóng khô: Xếp đĩa Petri đã bao gói kín như lưu ý ở trên vào tủ sấy, không để ống có nút bông vào giá ở ngăn dưới đề phòng bông cháy. Không xếp quá chặt để không khí lưu thông làm nóng đều dụng cụ cần khử trùng. Khử trùng ở nhiệt độ từ 160-1700C trong thời gian 1 giờ. Khi nhiệt độ trong tủ khử trùng xuống đến nhiệt độ phòng mới được lấy dụng cụ ra.

Khử trùng bằng nồi hấp ướt (Autoclave): Tức là dùng hơi nước áp lực cao (121oC, 1 at, trong 30 phút) để khử trùng dụng cụ. Sau khi khử trùng xong nên sấy khô trước khi sử dụng.

Nơi mua đĩa petri chất lượng và giá tốt

Công Ty TNHH Vật Tư Khoa Học Kỹ Thuật HTV

Chuyên cung cấp các thiết bị và giải pháp phòng thí nghiệm hàng đầu tại VN
Phương châm hoạt động"Tất cả vì sự hài lòng của khách hàng"
"Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp" giải đáp, hỗ trợ khách hàng tận tình
Đảm bảo cung cấp 
"sản phẩm chính hãng, chất lượng cao" cùng chính sách bảo hành miễn phí

Địa chỉ: 1122/26 Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
EmailSale@htvsci.com                                                     Hotline028 6685 1358
FacebookCông ty TNHH vật tư khoa học kỹ thuật HTV        Websitehttps://htvlab.com/

Tin tức liên quan

Bình luận