Thời gian ủ bệnh của trẻ mắc Covid-19

24/11/2021 | 1087 |
0 Đánh giá

Trẻ em sau bao lâu nhiễm nCoV sẽ xuất hiện triệu chứng và các triệu chứng phổ biến là gì?

Thời gian ủ bệnh Covid-19 của trẻ em là 2-14 ngày, trung bình là 4-5 ngày. Ở giai đoạn khởi phát, trẻ có một hay nhiều triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ.

Tuy nhiên, phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với tình trạng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hóa (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%).

Thời kỳ hồi phục thường kéo dài từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 ngày. Nếu không có các biến chứng nặng, trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.

Nhóm bệnh nhân Trẻ em Người lớn
Thời gian ủ bệnh

- 2-14 ngày.

- Trung bình là 4-5 ngày.

- Chưa có dữ liệu phân biệt thời gian ủ bệnh giữa các biến chủng mới.

- 2-14 ngày.

- Trung bình là 5-7 ngày.

- Các ca nhiễm biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.

Thời gian hồi phục - Ngày thứ 7 đến ngày thứ 10.

- Trường hợp nhẹ và trung bình: Sau 7-10 ngày, bệnh nhân hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài.

- Trường hợp nặng: Biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 2-3 tuần, mệt mỏi kéo dài đến hàng tháng.

- Trường hợp nguy kịch có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài.

- Một số trường hợp sau nhiễm SARS-CoV-2 gặp các rối loạn kéo dài như bệnh lý tự miễn, hội chứng thực bào...

Triệu chứng phổ biến Sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ. + Biến chủng Alpha:

- Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau đầu, đau họng.

- Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…

+ Biến chủng Delta: Đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, tiêu chảy, khó thở, đau cơ.

Triệu chứng Covid-19 ở trẻ thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh như nhiễm virus cúm mùa, virus hợp bào hô hấp (RSV), rhinovirus, myxovirus, adenoviru; hội chứng cảm cúm do các chủng coronavirus thông thường; các căn nguyên gây nhiễm khuẩn hay gặp, gồm vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumonia; các nguyên nhân khác có thể gây viêm đường hô hấp cấp tính nặng như cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9, A/H5N6, SARS-CoV, MERS-CoV.

Do đó, các bác sĩ cần chẩn đoán phân biệt tình trạng nặng của bệnh do Covid-19 (suy hô hấp, suy chức năng các cơ quan…) với nguyên nhân gây bệnh khác hoặc do tình trạng nặng của bệnh lý mạn tính kèm theo. Ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, chúng ta cần chú ý nguyên nhân nhiễm khuẩn đi kèm hay chẩn đoán phân biệt với tình trạng nhiễm khuẩn khác.


Tin tức liên quan

Bình luận