CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM NƯỚC SINH HOẠT

15/10/2021 | 1513 |
0 Đánh giá

Dựa vào quy định QĐ 09/2005/BYT/QĐ về chỉ số kiểm nghiệm nước sinh hoạt thì nước máy chỉ đáp ứng được 62% trên tổng số chỉ tiêu kiểm nghiệm chưa kể trường hợp đường ống dẫn nước máy có thể bị vỡ nứt thường xuyên khiến vi khuẩn, kim loại nhiễm vào làm ô nhiễm nguồn nước trầm trọng hơn.

Một số nguồn nước sinh hoạt khác nước máy thường bị nhiễm phèn, sắt, canxi, asen, mangan, amoni, aagie, chì, thuốc bảo vệ thực vật…. ở chỉ số rất cao đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dùng.

Do đó, kiểm nghiệm nước sinh hoạt đang là nhu cầu và việc làm cần thiết để kiểm tra và đưa ra phương hướng khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm đối với nguồn nước mà hộ gia đình đang sử dụng.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh, đáp ứng chỉ tiếu kiểm nghiệm nước sinh hoạt theo quy chế hiện hành là điều kiện đầu tiên, tiên quyết để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động, kinh doanh.

Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nước sinh hoạt

Hiện nay, kiểm nghiệm nước sinh hoạt đang được áp dụng theo tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành theo Thông tư số:05/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.

Tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường; không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.

Tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm và đối với cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Một số chỉ tiêu hóa lý trong kiểm tra nước sinh hoạt

1. Độ pH

Độ pH cho biết tính axit hay tính kiềm của nước. Nước trung tính có độ pH = 7, pH > 7: nước có tính kiềm, pH < 7: nước có tính axit. Độ pH có vai trò quan trọng trong xử lý nước.

Tiêu chuẩn của VN cho phép pH= 6-8,5 (nước sinh hoạt)

2. Độ cứng của nước

Các ion canxi, ion magie làm cho nước cứng (không dùng trong lò hơi được). Các muối carbonat, sulphat, clorid chứa Ca, Mg là nguồn gốc gây ra độ cứng của nước.

Độ cứng của nước được đánh giá bằng nồng độ trong nước (mg/l) của oxit canxi hoặc muối carbonat hoặc ion canxi hay miligam đương lượng.

Nước rất mềm hoặc mềm khi hàm lượng ion Ca dưới 40-50 mg/l. Nước cứng khi hàm lượng ion Ca trong phạm vi 40 – 130 mg/l và rất cứng khi hàm lượng ion Ca trên 130 mg/l

3. Màu sắc

Nước nguyên chất vốn trong suốt. Các tạp chất trong nước gồm tạp chất hòa tan hay tạp chất lơ lửng tạo ra màu nước. Các chất hòa tan có thể tạo màu và cũng có thể không tạo màu nước. Màu đó gọi là màu thực của nước. Các chất lơ lửng vừa tạo màu vừa làm đục nước.

4. Độ đục

Vật chất trong nước dưới 2 dạng chính : dạng hòa tan và dạng không hòa tan, lơ lửng trong nước. Vật chất hòa tan thường không tạo ra độ đục. Độ đục của nước do các hạt không hòa tan, lơ lửng trong nước tạo ra (các hạt này cũng tạo nên màu của nước và gọi là màu biểu kiến, không phải màu thực của nước mà là màu do các hạt lơ lửng tạo ra)

Vì độ đục của nước là do các hạt tạp chất lơ lửng trong nước gây ra cho nên độ dục có thể do bẳng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước với đơn vị đo là mg/l. Đơn vị đo độ đục là NTU hay FTU. Trong một số trường hợp có quan hệ gần đúng: 1 NTU ~ 0,3mg/l. Tiêu chuẩn VN cho phép nước có độ đục ~5 NTU (nước sinh hoạt) và 2 NTU (nước ăn)

Hướng dẫn cách đo độ đục

Cách đơn giản và cổ xưa để đánh giá độ đục của nước là đĩa secchi (đĩa 2 màu đen trắng) đặt dưới nước, tăng độ sâu cho đến khi không nhìn thấy đĩa. Nước càng đục khi độ sâu càng nhỏ. Nước được coi là nước trong khi độ sâu trên 1 mét (tương đương độ đục nhỏ hơn 10 NTU)

5. Độ khoáng

Độ khoáng của nước M được coi là tổng lượng các muối hòa tan trong nước và đo bằng đơn vị g/l. Có thể xác định độ khoáng của nước bằng cách trưng cất nước và cân lượng muối đọng lại.

Nước nhạt khi M< 1 (g/l hay 1000 mg/l, 1000ppm)

Nước khoáng hóa thấp M=1-10

Nước khoáng hóa cao: M= 10-50

Nước muối: M>30


Tin tức liên quan

Bình luận